Hành vi của cộng đồng với người có HIV/AIDS tại trường học 1 Hành vi của VTN-TN với người có HIV/AIDS tại trường học

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 88)

100 94.3 97.0 Đuổi người có HIV/AIDS ra khỏi nhà 95.3 92

3.2.3. Hành vi của cộng đồng với người có HIV/AIDS tại trường học 1 Hành vi của VTN-TN với người có HIV/AIDS tại trường học

3.2.3.1.Hành vi của VTN-TN với người có HIV/AIDS tại trường học

Không kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV trong các cơ sở giáo dục; đảm bảo quyền được học tập, làm việc và sống hòa nhập với cộng đồng của người bị nhiễm HIV, trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV là yêu cầu cấp bách của Bộ Giáo dục – Đào tạo tới các sở giáo dục và đào tạo trong cả nước. Trong Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2020 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, giai đoạn 2010, tối thiểu có 50 % phụ huynh học sinh, giáo viên của các cơ sở giáo dục và ít nhất có 70% nhà quản lý làm việc với trẻ em trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, lao động - thương binh và xã hội đều có kiến thức cơ bản về dự phòng lây nhiễm HIV [42]. Đây là những chính sách, những chủ trương, những nghị định từ phía chính phủ nhằm giảm thiểu tác động của sự kỳ thị đối với những trẻ em nhiễm HIV, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV trong các cơ sở giáo dục, cùng với đó là rất nhiều chiến dịch truyền thông, rất nhiều các chương trình dự án quy mô lớn, vừa và nhỏ của các tổ chức phi chính phủ quốc tế và Việt Nam về vấn đề này. Điều đó chứng tỏ một điều rằng, HIV mà đặc biệt là kỳ thị HIV với trẻ em, học sinh ở trong trường học vẫn đang là một vấn đề cần đặc biệt được quan tâm, lưu ý. Khảo sát của tác giả đề tài ”Sự kỳ thị của cộng đồng đối với người có HIV/AIDS ở khu vực

82

nông thôn Việt Nam” dành ra một phần riêng để khảo sát về các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS trong trường học.

Tác giả đặt câu hỏi giả định: “Nếu ở trường hoặc lớp bạn có học sinh có HIV thì các bạn học sinh khác sẽ tỏ thái độ như thế nào? » với 5 phương án trả lời : 1. Rất sợ, xa lánh, kỳ thị, nói xấu; 2. Hơi kỳ thị/ Hơi sợ/ Tránh tiếp xúc ; 3. Không biết/ Không quan tâm ; 4. Không kỳ thị, coi như những học sinh bình thường khác ; 5. Thân thiện, động viên, giúp đỡ, khuyên các bạn khác không nên xa lánh, kỳ thị. Câu trả lời thu được rất đáng để quan tâm.

Biểu 3.5 : Thái độ của VTN/TN với học sinh cùng trường lớp nhiễm HIV/AIDS

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, mặc dù tuy vẫn còn những ý kiến mang tính kỳ thị với học sinh nhiễm HIV nhưng đó chỉ là những con số nhỏ so với đa số các ý kiến tích cực: 86.9% . Khảo sát cho thấy có 38% trả lời “thân thiện, động viên, giúp đỡ và khuyên các bạn khác không nên xa lánh, kỳ thị”. Con số này là số lượng những người sẵn sàng khuyên người khác không nên kỳ thị với người có HIV nếu thực sự có hiện tượng kỳ thị diễn ra ở địa phương. Một con số nhỏ nhưng đáng quý, cần phải được duy trì và phát triển thêm. Bên cạnh đó, số lượng câu trả lời “Không kỳ thị, coi như những học sinh bình thường khác” là phương án chiếm đa số câu trả lời: 49% (tương đương với 97 ý kiến). Ở cả hai phương án trả lời trên, khoảng cách và rào cản giữa học sinh có HIV và học sinh không có HIV là không tồn tại. Nếu

83

như tất cả các học sinh trong cộng đồng mà có được những thái độ như trên thì có lẽ đại dịch HIV sẽ nhanh chóng bị chặn đứng. Tất nhiên, đó chỉ là những điều mong muốn, nếu có xảy ra thì có lẽ cũng phải đợi đến một thời điểm nhất định trong tương lai, còn trong khảo sát trên thì có đến 4% vị thành niên thanh niên trả lời rằng sẽ có học sinh tỏ thái độ “rất sợ, xa lánh, kỳ thị, nói xấu” và 6.5% “hơi kỳ thị, hơi sợ và tránh tiếp xúc”, một con số nhỏ còn lại: 2.5% trả lời “không biết/không quan tâm”. Để xóa bỏ được những con số nhỏ trên không phải là điều đơn giản, chỉ một phía là cộng đồng hay các tổ chức phi chính phủ không thôi là chưa đủ, cần phải có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của nhà nước, của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Các dự án, chiến dịch không chỉ được triển khai trên diện rộng mà còn cần phải đi vào chiều sâu.

Một câu hỏi tương tự được đặt ra với nhóm vị thành niên thanh niên, nhưng đối tượng nhiễm HIV ở đây chuyển sang là giáo viên. Như ở trong phần nhận thức đã cho thấy, chỉ có 1% số người được hỏi cho rằng người có HIV không nên làm nghề giáo viên. Nhận thức của người dân nói chung về vấn đề này tương đối cao, không chỉ bởi họ được học, được tập huấn và được nghe những kiến thức trên truyền thông như loa, báo, đài, tivi… mà trên thực tế, ở xã Yên Hồng đã có một trường hợp người nhiễm HIV là một giáo viên. Chuyện người giáo viên có HIV từng gây xôn xao dư luận một thời và là đề tài bàn tán của mọi người trong khắp xã bởi tính điển hình của nó cho sự kỳ thị, cho một người phụ nữ bị nhiễm HIV từ chồng phải nhận những ánh nhìn, lời nói, và hành động mang đầy tính phân biệt đối xử khi mà cộng đồng vẫn chưa được trang bị kiến thức đầy đủ về các con đường lây truyền HIV. Vậy, liệu rằng, thái độ và hành vi của nhóm trẻ tuổi vị thành niên thanh niên ở đây có tốt hơn nhiều theo thời gian hay không? Xem xét trích phỏng vấn sâu một nam thanh niên thôn An Lộc Hạ sau:

84

Mặc dù nhận thức của đa số người dân là tốt, thái độ với người có HIV/AIDS được đánh giá là thân thiện, tích cực nhưng trước mỗi tình huống cụ thể thì thái độ và hành vi của cộng đồng với người có HIV/AIDS lại chưa phải là tốt.

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)