Thái độ của cộng đồng với người có HIV/AIDS theo các con đường lây nhiễm khác nhau

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 66)

H: Nếu anh bất ngờ biết người đang nói chuyện với mình là người nhiễm HIV thì anh cảm thấy như thế nào?

3.1.2.2. Thái độ của cộng đồng với người có HIV/AIDS theo các con đường lây nhiễm khác nhau

nhiễm khác nhau

Có một thực tế không thể phủ nhận rằng, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao nhất rơi vào những nhóm có hành vi nguy cơ cao như nhóm nghiện chích ma túy, nhóm gái mại dâm. Bởi HIV chủ yếu lây truyền qua đường quan hệ tình dục không được bảo vệ và kim tiêm nhiễm bẩn, trong những giai đoạn đầu của dịch, vi rút HIV có xu hướng lan truyền trong các nhóm có những hành vi nguy cơ cao. Những nhóm dân số có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cũng được gọi là “nhóm dân số dễ bị nhiễm” – tuy nhiên, điều quan trọng là HIV không chỉ giới hạn trong các nhóm này. Đáng tiếc là, những gì liên quan đến HIV/AIDS thường làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn đối với các nhóm dân số bị xã hội kỳ thị và phân biệt đối xử. Sự kỳ thị và mối liên quan của HIV/AIDS đối với một số nhóm thúc đẩy sự thiếu quan tâm các yếu tố góp phần tăng những hành vi nguy cơ cao, hiểu sai sự an toàn cho những người không thuộc nhóm bị kỳ thị cản trở những nỗ lực chăm sóc và dự phòng đầy ý nghĩa [8]. Quan hệ tình dục giữa những người dễ bị nhiễm, những người nguy cơ cao, và những người nguy cơ thấp là cơ chế chính của sự lan truyền HIV. Trong thập niên cuối của thế kỷ XX, ngay sau thời điểm xuất hiện bệnh AIDS, truyền thông vẫn chưa kịp định hướng và đã có những pano áp phích tuyên truyền khiến người dân cảm thấy ghê sợ, kỳ thị, phân biệt đối xử với bệnh AIDS cũng như những người mang nó trong mình. Và một điều đáng buồn là, cho đến tận ngày nay, sau khi gần 20 năm trôi qua, cả nhà nước, các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng đang phải từng ngày, từng giờ khắc phục hậu quả mang tên “kỳ thị người có HIV/AIDS”. Một thông điệp đáng giá được chia sẻ và kêu gọi đó là “Người có HIV/AIDS sợ kỳ

60

thị hơn sợ cái chết”. Đã có những tín hiệu đáng mừng, sau rất nhiều chương trình, dự án được tiến hành một cách rầm rộ và sâu rộng, thì nhận thức của người dân đã được nâng cao. Ba con đường lây nhiễm HIV/AIDS cơ bản được phổ cập, HIV/AIDS không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường, qua côn trùng đốt chích, qua bắt tay ôm hôn… Nhưng, lại một lần nữa, vẫn còn một thực tế đáng buồn đang tồn tại, đó là, sự kỳ thị đã giảm rất nhiều với những đối tượng nhiễm HIV/AIDS từ chồng sang vợ, từ vợ sang chồng, từ mẹ sang con, những người bị nhiễm do nguyên nhân sơ xuất y tế, những trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS…Còn lại một số lượng lớn những người nhiễm HIV/AIDS bị nhiễm do nghiện chích ma túy, do mại dâm…vẫn phải đối mặt với những thái độ kỳ thị, sự xa lánh và phân biệt đối xử từ phía cộng đồng. Bảng dưới đây thể hiện mức độ kỳ thị của cộng đồng với người có HIV/AIDS chia theo con đường lây nhiễm.

Bảng 3.2: Mức độ kỳ thị của cộng đồng với người nhiễm HIV/AIDS theo các con đường lây nhiễm

Đường lây nhiễm HIV Mức độ kỳ thị Bị kỳ thị nhiều, xa lánh, nói xấu Bị kỳ thị một chút ; Tránh tiếp xúc Không bị kỳ thị; Bình thường Động viên, giúp đỡ ; Khuyên mọi người không nên kỳ thị Phân vân; Khó trả lời Trẻ em nhiễm HIV từ mẹ 1 0.2% 18 4.4% 188 45.7% 197 47.9% 7 1.7% Do truyền từ chồng sang vợ/ vợ sang chồng 4 1.0% 26 6.3% 146 35.5% 206 50.1% 29 7.1% Do truyền máu, mổ/phẫu thuật…tại các cơ sở y tế 5 1.2% 22 5.4% 140 34.1% 236 57.4% 8 2% Do sử dụng ma túy, tiêm chích 100 24.3% 101 24.6% 73 17.8% 109 26.5% 28 6.8% Do hành nghề mại dâm 116 28.2% 92 22.4% 38 9.2% 109 26.5% 56 13.6 % Do quan hệ tình dục

bừa bãi/ không chung thủy 119 29% 91 22.1% 37 9.0% 110 26.8% 54 13.1 %

61

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy sự kỳ thị, phân biệt đối xử vẫn còn tồn tại một cách nghiêm trọng đặc biệt là với nhóm đối tượng là người có HIV/AIDS do sử dụng ma túy, tiêm chích, do hành nghề mại dâm và do quan hệ tình dục bừa bãi/ không chung thủy. Ngay với nhóm trẻ em nhiễm HIV từ mẹ, vẫn có 4.4% trả lời bị kỳ thị một chút và tránh tiếp xúc, 1.7% phân vân, khó trả lời. Trẻ em là đối tượng dễ nhạy cảm và tổn thương với những sự phân biệt đối xử từ cộng đồng hơn cả, hơn nữa, trẻ nhiễm HIV từ mẹ là hoàn toàn vô tội. Ở đây, trẻ bị kỳ thị không phải là nguyên nhân mang bệnh mà đó hoàn toàn xuất phát từ vấn đề bệnh HIV/AIDS.

Mặc dù đã có nhiều quy định và chính sách được ban hành về việc chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, nhưng trên thực tế hiện tượng kỳ thị phân biệt đối xử với các em vẫn đang xảy ra, đặc biệt trong giáo dục. Theo thống kê, hiện có 4.405 em dương tính với HIV, trong đó có 2.553 em đang được điều trị ARV. Hàng năm, Việt Nam có khoảng 4.000 bà mẹ mang thai có HIV. Nếu không được can thiệp, với tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con là 35%, trung bình mỗi năm sẽ có khoảng 1.400 trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị HIV từ mẹ. Nếu được can thiệp, tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con sẽ giảm xuống còn 5 - 10%. Nhiều trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vẫn chưa được đến trường do sự kỳ thị từ phía cộng đồng còn rất nặng nề. Theo Phó Cục trưởng, Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em Nguyễn Trọng An, với kinh phí 216 tỷ đồng, chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn quốc, ưu tiên nguồn nhân lực cho những địa phương có nhiều trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và trẻ

Ở xóm này có một trường hợp nhiễm HIV, chị biết rồi đấy. Khi đứa trẻ chị ấy sinh ra chưa xác định là có nhiễm HIV hay không và mang đi gửi trẻ, thế thì những người có con cùng gửi với đứa trẻ đó có kiến nghị với bên trường mẫu giáo đó là phải cách ly hoặc không nhận đứa trẻ đó là vì, sợ trong quá trình gửi trẻ, trẻ con nó nô nghịch, nó cắn cào cấu nhau là chuyện bình thường, thì người ta lo như thế. Còn sau này khi xét nghiệm không bị sao thì mọi người vẫn cho gửi bình thường, vẫn chơi đùa bình thường không kỳ thị gì cả.

62

em mồ côi do bố, mẹ hoặc cả hai bị chết liên quan đến HIV/AIDS, trẻ sống với bố mẹ hoặc người chăm sóc có HIV dương tính [31].

Tương tự như vậy, nhóm đối tượng nhiễm HIV từ vợ hoặc chồng và nhóm nhiễm HIV do truyền máu, mổ/phẫu thuật…tại các cơ sở y tế cũng vẫn tồn tại sự kỳ thị, mặc dù con số này cũng tương đối ít. Có 6.3% số người được hỏi cho rằng người nhiễm HIV từ vợ/chồng vẫn còn bị kỳ thị một chút và vẫn có người tránh tiếp xúc, 7.1% cảm thấy phân vân khó trả lời. Với người bị nhiễm HIV do truyền máu, mổ, phẫu thuật tại các cơ sở y tế cũng vẫn bị đánh giá là vẫn còn sự kỳ thị một chút, 2% băn khoăn khó trả lời. Như vậy, trong sáu nhóm đối tượng liệt kê trong bảng thì có 3 nhóm là trẻ em nhiễm HIV từ mẹ, nhiễm HIV từ bạn đời và nhiễm HIV do sử dụng các dịch vụ y tế không đảm bảo không thuộc nhóm có hành vi nguy cơ cao, không liên quan đến tệ nạn xã hội nhưng đâu đó, vẫn còn sự kỳ thị đang diễn ra. Như vậy, họ không chỉ phải chịu nỗi đau về thể xác, sự hành hạ của bệnh tật mà nguy hiểm hơn là sự kỳ thị, xa lánh từ phía cộng đồng trong khi bản thân họ đã là người không may mắn.

Ở những phần trên khảo sát đã cho thấy, người dân có nhận thức khá cao về các đường lây nhiễm HIV, biết rằng HIV không lây qua tiếp xúc thông thường… nhưng sự kỳ thị vẫn còn tồn tại khá nhiều với nhóm người nhiễm HIV do sử dụng ma túy, tiêm chích; do quan hệ tình dục bừa bãi, không chung thủy hay do hành nghề mại dâm. Có thể nói sự kỳ thị đối với nhóm đối tượng này là kỳ thị kép, kỳ thị nhân đôi bởi cộng đồng không chỉ kỳ thị AIDS đơn thuần mà còn kỳ thị con đường khiến họ bị nhiễm HIV, kỳ thị lối sống và đánh giá tư cách đạo đức của người có HIV của ba nhóm đối tượng trên. Đã từ lâu, Việt Nam xác định ma túy, mại dâm là tệ nạn xã hội, là những điều xấu xa không những vi phạm pháp luật mà còn vi phạm thuần phong mỹ tục, vi phậm chuẩn mực đạo đức của người Á Đông. Mại dâm hay quan hệ tình dục bừa bãi, không chung thủy không chỉ bị kỳ thị, thậm chí còn bị cộng đồng lên án mạnh mẽ. Chính vì thế, với ba nhóm đối tượng nhiễm HIV do làm mại dâm, do sử dụng ma túy và do không chung thủy tỷ lệ người cho rằng họ bị kỳ thị nhiều, bị xa lánh và nói xấu là tương đối cao. Với người nhiễm HIV do sử dụng ma túy, tiêm chích là 24.3%, với mại dâm là 28.2% và cao nhất là do quan hệ tình

63

dục bừa bãi, không chung thủy 29%. Tại sao nhiễm HIV do quan hệ tình dục bừa bãi/ không chung thủy lại có tỷ lệ bị kỳ thị nhiều nhất? Như đã giải thích một phần ở trên, có lẽ cộng đồng kỳ thị HIV thì ít mà kỳ thị về tư cách đạo đức, phẩm chất thì nhiều hơn. Tội không chung thủy, quan hệ tình dục bừa bãi dường như là một lỗi lầm không thể tha thứ ở nhiều nền văn hóa và vùng miền khác nhau trên thế giới, nhất là ở Việt Nam nơi mà cả pháp luật và văn hóa luôn khuyến khích chung thủy một vợ một chồng hoặc chung thủy với một bạn tình. Người không chung thủy, đặc biệt là người có quan hệ tình dục bừa bãi, có nhiều bạn tình kể cả không nhiễm HIV cũng đã bị kỳ thị gay gắt, bị phản đối kịch liệt và nhận được những cái nhìn không thiện cảm từ dư luận xã hội và cộng đồng. Do đó, nhiễm HIV do không chung thủy thậm chí có thể coi là luật nhân quả cho những người nhiễm HIV ở nhóm có hành vi nguy cơ cao. Ở phương án tiếp theo « Bị kỳ thị một chút, tránh tiếp xúc », ba nhóm đối tượng này cũng chiếm tỷ trọng cao, lần lượt là 24.6% với người nghiện chích, 22.4% với nhóm mại dâm và 22.1% với nhóm có hành vi quan hệ tình dục bừa bãi không chung thủy. Cộng gộp các phương án có cái nhìn kỳ thị, xa lánh và hoài nghi cho chiếm tỷ trọng khá cao: với nhóm có HIV do sử dụng ma túy, tiêm chích là 55.7%, nhóm mại dâm là 64.2%, nhóm có hành vi quan hệ tình dục bừa bãi, không chung thủy cũng là 64.2%. Qua những con số này có thể thấy, nhận thức của người dân ở Cao Bồ và An Lộc Hạ về HIV/AIDS là cao, thái độ kỳ thị với người có HIV qua nhiễm từ bạn đời và từ mẹ sang con là thấp, nhưng với những nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao thì sự kỳ thị vẫn còn rất cao.

Sự kỳ thị và phân biệt đối xử không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống và quyền của những người sống chung với HIV/AIDS mà còn cản trở các hoạt động phòng chống, chăm sóc và điều trị hiệu quả. Bằng chứng cho thấy sự phân biệt đối xử với những người sống chung với HIV/AIDS là phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt trong việc làm và các dịch vụ y tế. Người ta cảm thấy bị loại ra khỏi xã hội nên không sẵn sàng muốn biết tình trạng HIV của mình và do dự tìm kiếm sự chăm sóc thích hợp. Vì thế sự kỳ thị nhấn sâu thêm phần chìm của dịch HIV, làm cho việc ngăn chặn sự lây lan của dịch trở nên khó khăn hơn. Mặc dù ở Việt Nam sự hiểu biết chung về sự lây truyền HIV là cao, vẫn còn nhiều người nhầm lẫn cho rằng họ có thể nhiễm HIV

64

qua tiếp xúc tình cờ hàng ngày, điều này lại làm tăng sự kỳ thị và phân biệt. Sự liên quan giữa tệ nạn xã hội và HIV/AIDS dẫn đến sự kỳ thị khi người dân tiếp tục phê phán những người sống với HIV/AIDS về mặt đạo đức. Các phương tiện truyền thông cũng làm tăng thêm sự kỳ thị và phân biệt bằng việc nhấn mạnh vào những hình ảnh tiêu cực trong các báo cáo về HIV/AIDS.

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 66)