Vị thành niên/thanh niên

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 38 - 41)

Lứa tuổi vị thành niên thường được các nhà nghiên cứu tâm sinh lý giới hạn trong khoảng từ 10-11 tuổi đến 19-20 tuổi, là một giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển từ tuổi thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn đặc biệt, duy nhất của cuộc sống vì đồng thời xảy ra một loạt những thay đổi, bao gồm: sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi, điều chỉnh tâm lý và sự biến đổi các quan hệ xã hội nhằm đáp ứng các nhiệm vụ phát triển. Đây cũng là giai đoạn nảy sinh nhiều rối nhiễu tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu ở lứa tuổi này cho thấy, đa số các em bước vào tuổi dậy thì không có khủng hoảng phát triển. Chỉ có khoảng 20% (Offers, 1991,1995) trẻ ở độ tuổi này có khó khăn (khủng hoảng) trong sự phát triển – rối nhiễu tâm lý.

32

Các nhà nghiên cứu tâm sinh lý cũng phân chia lứa tuổi này thành 3 giai đoạn với những nhu cầu và nhiệm vụ phát triển tương đối khác biệt:

 Giai đoạn vị thành niên sớm, tương đương với tuổi thiếu niên (Nam: 12-14 tuổi; Nữ: 10-12 tuổi)

 Giai đoạn giữa vị thành niên – tương đương với tuổi thiếu niên lớn (Nam: từ 15-17 tuổi; Nữ: từ 13 -16 tuổi)

 Giai đoạn cuối tuổi vị thành niên, tương đương với lứa tuổi đầu thành niên (Nam: từ 18-20 tuổi; Nữ: từ 17-19 tuổi)

1.5.4. Cộng đồng

Khái niệm cộng đồng là một khái niệm cơ bản, then chốt của khoa học xã hội nói chung và cho đến nay, có nhiều quan niệm về cộng đồng được các tổ chức và các học giả đưa ra. Theo từ điển Xã hội học (của G. Endrweit và G.Trommsdorff) thì cộng đồng là hình thức chung sống trên cơ sở sự gần gũi của các thành viên về mặt cảm xúc, hướng tới sự gần gũi của các thành viên về mặt cảm xúc, hướng tới sự gắn bó đặt biệt mật thiết (gia đình, tình bạn, cộng đồng yêu đương) được chính họ tìm kiếm và vì thế con người cảm thấy có tính cuội nguồn. Bản chất của cộng đồng hoàn chính, J.Fichter cho rằng, cộng đồng bao gồm 4 yếu tố: Thứ nhất: Có sự tương quan cá nhân mật thiết với những người khác; Thứ hai, có sự liên hệ về tình cảm và cảm xúc nơi cá nhân trong nhiệm vụ và công tác xã hội tập thể; Thứ ba, có sự hiến dâng tinh thần đối với những giá trị được tập thể coi là sự cao cả và có ý nghĩa; Và cuối cùng, một ý thức đoàn kết đối với những người trong tập thể. Ngày nay chỉ có những cộng đồng truyền thống (như làng truyền thống) mới có đủ bốn đặc tính trên.Như vậy, với những cách tiếp cận khác nhau có các quan niệm khác nhau về cộng đồng, tuy nhiên phần lớn mọi người đều chia sẻ một số đặc trưng cơ bản như: Nó là một thực thể, có chung một số chuẩn mực cơ bản về mặt kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội…[21]. Putnam (2000) đề cập một khái niệm rất quan trọng đối với CTXH cộng đồng, đó là “vốn xã hội”/social capital. Vốn xã hội là tinh thần tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau của mọi người trong một cộng đồng. Cộng đồng có vốn xã hội cao là những cộng đồng lành mạnh, con người sống an toàn, ít tệ nạn xã hội, trẻ em phát triển thuận lợi. Trái lại, cộng đồng nghèo vốn xã

33

hội thường có tỷ lệ tội phạm cao, cuộc sống căng thẳng, và trẻ em phát triển không thuận lợi [21].

Mặc dù khái niệm “cộng đồng” được rất nhiều tác giả trong nước và trên thế giới đưa ra, nhưng trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm theo cách định nghĩa của Tô Duy Hợp và cộng sự là khái niệm công cụ “Cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên. Các đặc điểm đó có thể là: Đặc điểm về kinh tế, xã hội; Huyết thống; Mối quan tâm và quan điểm; Môi trường, nhân văn. Dựa vào đặc trưng cộng đồng có thể phân biệt cộng đồng nông thôn và cộng đồng thành thị, trong đó, cộng đồng nông thôn có các đặc điểm như: Sự thân thiện và quan hệ trao đổi thân thuộc hàng ngày; Quan hệ ruột thịt mạnh mẽ theo hình thức phả hệ gia đình; Sự tự phát, cùng giúp đỡ lẫn nhau, cùng chia sẻ niềm vui và nỗi buồn; Sự thống nhất cao theo các luật tục, ý tưởng và mong đợi của nhóm; Sự thống nhất dựa trên cơ sở sự giống nhau về đặc điểm” [35].

Địa bàn mà tác giả tiến hành khảo sát là hai thôn Cao Bồ và An Lộc Hạ, xã Yên Hồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định - đây chính là khu vực mang tính cộng đồng nông thôn đặc thù của vùng đồng bằng Bắc bộ.

34

Chương 2. NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ HIV/AIDS

Trong quyết định số 36/2004/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 ngày 17/3/2004 nêu rõ quan điểm phòng chống HIV/AIDS phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài, cần phải tăng cường phối hợp liên ngành và đẩy mạnh việc huy động toàn xã hội tham gia; Đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS là đầu tư góp phần tạo ra sự phát triển bền vững của đất nước mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội trực tiếp và gián tiếp. Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS, tăng cường trách nhiệm của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội [22]. Trong bản dự thảo lần 5 về “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” tháng 8/2011 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và chòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm – Bộ y tế - Cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS cũng khẳng định: “Phòng chống HIV/AIDS là bổn phận, trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng. Đảm bảo quyền con người, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS, tăng cường trách nhiệm của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội.”. Đồng thời đưa ra mục tiêu cụ thể: “Xóa bỏ tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với HIV/AIDS vào năm 2020” [23]. Dự thảo cũng khẳng định rằng “Sự hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS vẫn còn thấp trong thanh thiếu niên và dân cư vùng kinh tế kém phát triển, đặc biệt những người dễ bị tổn thương cũng góp phần cho sự gia tăng sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư…”. Rất nhiều chương trình của chính phủ, dự án của các tổ chức xã hội dân sự đã được triển khai trong những năm gần đây không chỉ nhằm mục đích giảm số ca nhiễm HIV mà còn ngăn chặn sự kỳ thị của cộng đồng với những người có HIV. Từ đó, nhận thức của người dân đã được nâng cao đáng kể.

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)