KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 101)

100 94.3 97.0 Đuổi người có HIV/AIDS ra khỏi nhà 95.3 92

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Từ việc nghiên cứu lý luận cũng như áp dụng lý thuyết vào trong thực tế nghiên cứu sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV/AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam qua nghiên cứu trường hợp tại hai thôn Cao Bồ và An Lộc Hạ, xã Yên Hồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, luận văn đã đưa ra một số kết luận chứng minh giả thuyết nghiên cứu như sau:

1.1. Nhận thức của cộng đồng về các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS là tương đối tốt. Trong đó, tốt nhất là nhận thức về các đường lây truyền và không lây truyền HIV/AIDS, nhiều câu hỏi trắc nghiệm kiến thức nhận được câu trả lời đúng với tỷ lệ tuyệt đối. Nhận thức của cộng đồng về đường lây truyền HIV/AIDS năm 2012 tiến bộ hơn so với năm 2010. Nhận thức về quyền và nghĩa vụ của người có HIV/AIDS chưa tốt, và không có nhiều sự khác biệt trong nhận thức giữa nam giới và nữ giới trong vấn đề này. Mặc dù cả cha mẹ và vị thành niên thanh niên đều có nhận thức tốt về các con đường lây nhiễm HIV/AIDS, nhưng nhóm cha mẹ là những người có các phương án trả lời tốt hơn so với vị thành niên thanh niên. 1.2. Nhận thức về các vấn đề liên quan đến việc làm của người có HIV/AIDS chưa được người dân hiểu biết một cách toàn diện, tích cực. Còn tồn tại nhiều ý kiến mang tính tiêu cực, hiểu sai và thiếu kiến thức về quyền làm việc của người có HIV/AIDS. Nhận thức của người dân về vấn đề việc làm của người có HIV có sự khác biệt giữa hai thôn Cao Bồ và An Lộc Hạ, trong đó người dân An Lộc Hạ tỏ ra có nhận thức tốt hơn trong vấn đề này.

1.3. Thái độ của người dân khi biết mình đang nói chuyện với một người có HIV là chưa thực sự tích cực. Mặc dù hầu như không tồn tại thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử một cách gay gắt nhưng vẫn còn tồn tại những thái độ kỳ thị và hành vi phân biệt đối xử khó nhận biết hơn.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của cộng đồng với người có HIV/AIDS là giới tính, con đường lây truyền và thời gian. Có sự khác biệt nhỏ giữa nam giới và nữ giới trong thái độ với người có HIV/AIDS, tuy nhiên rất khó để đưa ra kết luận

95

giới nào có thái độ tích cực hơn. Đặc biệt, thái độ của cộng đồng với người có HIV/AIDS chia theo đường lây vẫn còn tồn tại nhiều sự kỳ thị. Trong đó, với những người có HIV/AIDS do các nguyên nhân như lây truyền từ mẹ sang con, do nhiễm HIV/AIDS từ chồng hoặc vợ, do sử dụng các dịch vụ y tế không đảm bảo nhận được nhiều sự cảm thông, chia sẻ, thái độ thân thiện từ cộng đồng. Với các nhóm nhiễm HIV/AIDS do nghiện chích ma túy, do hành nghề mại dâm hay quan hệ tình dục bừa bãi, không chung thủy thì vẫn còn rất nhiều ý kiến phản đối, phân biệt đối xử và kỳ thị gay gắt. Theo thời gian, thái độ của cộng đồng với người có HIV/AIDS cũng dần trở nên thân thiện, tích cực hơn.

1.5. Hành vi của cộng đồng với người có HIV/AIDS là chưa thực sự tích cực, vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến mang tính phân biệt đối xử. Nam giới tỏ ra tích cực hơn nữ giới trong những tình huống giả định được đặt ra.

1.6. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử trong trường học vẫn còn tồn tại tương đối phổ biến với cả nhóm đối tượng là các bậc cha mẹ và vị thành niên thanh niên, tuy nhiên, những hành vi liên quan đến HIV/AIDS qua khảo sát càng ngày càng tích cực so với năm 2010. Nghiên cứu cũng cho thấy người dân An Lộc Hạ có hành vi mang tính tích cực và thân thiện hơn so với người dân ở Cao Bồ và nam giới cũng có cái nhìn thiện cảm về HIV/AIDS hơn so với nữ giới.

1.7. Đa số người dân cho rằng sự kỳ thị, phân biệt đối xử vẫn còn tồn tại ở một bộ phận nhỏ người dân. Tuy nhiên, hầu như các ý kiến đều khẳng định so với 5 năm trước đây thì nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng so với trước đã được cải thiện tốt hơn rất nhiều. Một trong những nguyên nhân chính để có được những kết quả tốt đẹp, khả quan như vậy là do sự hoạt động của dự án “Giới và phòng chống HIV/AIDS” được triển khai tại địa phương. Trong đó, câu lạc bộ “Các bậc cha mẹ và sức khỏe vị thành niên thanh niên” của dự án là nơi cung cấp kiến thức một cách hết sức hiệu quả, tạo những chuyển biến tích cực trong thái độ và hành vi của cộng đồng với người có HIV/AIDS. Dự báo diễn tiến của vấn đề kỳ thị với người có HIV/AIDS cũng rất lạc quan so với thời điểm hiện tại, đa số các ý kiến cho rằng kỳ thị càng này càng giảm bớt tiến tới hoàn toàn không còn hiện tượng kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS trong 5 năm sắp tới.

96

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)