2.2.1. Thực trạng nhận thức của cộng đồng về quyền và nghĩa vụ của người có HIV/AIDS
Theo pháp lệnh phòng chống virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người HIV/AIDS và Nghị định số 34/CP ngày 01/06/1996 của chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh, người bị nhiễm HIV/AIDS có các quyền và nghĩa vụ như sau: (1) Quyền được khám chữa bệnh; (2) Quyền được giữ bí mật; (3) Quyền không bị phân biệt, đối xử : "Người bị nhiễm HIV/AIDS không bị phân biệt đối xử nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng, chống lây truyền bệnh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng theo quy định của Pháp luật". (4) Quyền lao động; (5) Quyền tự do đi lại; (6) Quyền về quyết định xét nghiệm HIV/AIDS; Cùng với việc quy định quyền của người bị nhiễm HIV/AIDS, Pháp lệnh cũng quy định nghĩa vụ của người bị nhiễm HIV/AIDS. Điều 14, Pháp lệnh quy định: Người bị nhiễm HIV/AIDS phải thực hiện các biện pháp phòng, chống lây truyền bệnh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Một nghĩa vụ quan trọng khác của người nhiễm HIV/AIDS là: phải thông báo ngay cho vợ hoặc chồng mình biết tình trạng nhiễm HIV/AIDS để có biện pháp phòng, tránh lây truyền bệnh [14]. Chống phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm toàn thể cộng đồng và bản thân người nhiễm HIV/AIDS. Xác định được quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV sẽ từng bước tháo gỡ được rào cản của sự kỳ thị, xa lánh và phân biệt đối xử. Các bảng và biểu đồ dưới đây không chỉ thể hiện nhận thức của cộng đồng về HIV/AIDS nói chung mà còn thể hiện sự hiểu biết của người dân liên quan đến pháp luật dành cho người có HIV. Biểu đồ dưới đây thể hiện nhận thức của người dân về quyền được khám chữa bệnh và quyền không bị phân biệt đối xử.
41
Biểu 2.1 : Nhận thức của cộng đồng về một số quyền của người có HIV/AIDS
Tương tự như bảng số liệu trên, biểu đồ này cũng thể hiện những con số vô cùng khả quan về thực trạng nhận thức của người dân về HIV/AIDS. Trong những câu hỏi đánh giá nhận thức này, các phương án trả lời đúng, tích cực chiếm gần như tuyệt đối. Với câu hỏi “Cơ sở y tế/ bác sĩ, y tá có quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh do biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV không?” thì có tới 404/411 trường hợp trả lời đúng, chiếm 98.3%; Ở hai câu hỏi còn lại “Có nên tuyên truyền, khuyến khích sử dụng bơm kim tiêm sạch, bao cao su để dự phòng lây nhiễm HIV không?” và “Người có HIV/AIDS có nên đến trường học tập không?” số lượng câu trả lời cũng cao không kém, lần lượt là 96.6% và 97.8%. Có thể nhận thấy rằng, trong ba câu hỏi trên thì câu hỏi về việc có nên khuyến khích sử dụng bơm kim tiêm sạch và bao cao su để dự phòng lây nhiễm HIV là có nhiều người băn khoăn hơn cả, đạt 2.4% (10 ý kiến) không đồng ý với phương án này và 4 trường hợp trả lời “không biết”. Tuy nhiên, đây là con số chưa thực sự đáng lo ngại bởi trong khảo sát có tiến hành trưng cầu ý kiến cả hai nhóm đối tượng là các bậc cha mẹ và vị thành niên – thanh niên, có thể, những ý kiến chưa đồng ý xuất phát từ nhóm vị thành niên, những người có thể trước đây vài năm vẫn chưa có nhiều kiến thức, sự quan tâm đến chủ đề HIV trên truyền thông. Phát miễn phí bơm kim tiêm
42
sạch và bao cao su là một chương trình lớn của Cục phòng chống HIV/AIDS được triển khai rộng khắp trong cả nước và rầm rộ trên các phương tiện truyền thông đại chúng với mục tiêu “Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV”. Theo thống kê, 9 tháng đầu năm 2011, đã có hơn 20 triệu bao cao su và bơm kim tiêm sạch được phân phát; 39 phòng khám Methadone tại 11 tỉnh thành giúp điều trị cho hơn 6.000 người tiêm chích ma túy; và hơn 50% tổng số người sống với HIV cần được điều trị đã được điều trị, cao gấp 18 lần so với cách đây 5 năm [37].
Một loạt các nhận định liên quan đến vấn đề quyền và trách nhiệm của người có HIV/AIDS được đưa ra trong Bảng: “Nhận thức của cộng đồng về quyền và việc làm của người có HIV/AIDS” dựa trên cơ sở từ Luật số 64/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006: Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được trích dẫn ở trên. Theo đó, luật đã quy định rõ “Những hành vi bị nghiêm cấm” trong điều 8 như sau: 1. Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác; 2. Đe dọa truyền HIV cho người khác; 3. Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV; 4. Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV; 5. Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 của Luật này; 6. Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV; 7. Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật này; 8. Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác; 9. Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV; 10. Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS; 11. Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật [30]; Bảng dưới đây đưa ra những con số cụ thể về nhận thức của cộng đồng về quyền và nghĩa vụ của người có HIV ở hai thôn Cao Bồ và An Lộc Hạ, xã Yên Hồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định trong khảo sát hồi tháng 11/2012 trên tổng số mẫu là 411.
43
Bảng 2.3: Nhận thức về quyền và nghĩa vụ của người có HIV/AIDS theo quy định của Pháp luật
Các nhận định Câu trả
lời đúng
Có thể từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.
403