71.5% Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, vấn đề nhận thức về quyền của người có

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 52)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, vấn đề nhận thức về quyền của người có HIV cũng tương đối cao và không có nhiều sự khác biệt trong nhận thức giữa nam và nữ. Ở một số nhận định, nam có nhận thức tốt hơn và ở một số nhận định khác nữ giới lại có nhận thức tốt hơn, và ở một số nhận định khác nữa thì nhận thức của nam giới và nữ giới là tương đương. Trong khi chỉ có 78.4% phụ nữ cho rằng người

46

có HIV/AIDS thì vẫn có thể kết hôn, thì con số này ở nam giới là 87%. Nam giới tỏ ra có cái nhìn tích cực hơn trong vấn đề kết hôn của người có HIV trong khi nhận thức về đường lây truyền của cả nam và nữ là tương đương nhau. Có một tỷ lệ tương đương trong nhận định người có HIV có nên sinh con hay không, cũng có đến gần 30% cho cả hai giới cho rằng người có HIV thì không nên sinh con. Đây đã từng là vấn đề gây tranh cãi trong xã hội, và có thể cho đến ngày nay, vẫn còn là vấn đề khiến nhiều cặp vợ chồng có HIV băn khoăn, đắn đo rất nhiều trước khi đưa ra quyết định liệu có nên sinh con hay không. Mặc dù, việc lây truyền HIV từ mẹ sang con ngày nay khi nhờ vào các phác đồ điều trị, nhờ vào sự tư vấn của cán bộ y tế và những tiến bộ khoa học kỹ thuật ở bệnh viện thì tỷ lệ này giảm xuống còn rất thấp. Nhưng những vấn đề liên quan như lỡ con rơi vào tỷ lệ không thành công còn lại, lỡ bố mẹ có HIV không sống được để nuôi con đến tuổi trưởng thành, và đa phần, các gia đình có người nhiễm HIV là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Mặc dù vậy, nhiều cặp vợ chồng có HIV vẫn quyết định sinh con bởi thôi thúc của bản năng làm bố, làm mẹ thúc đẩy. Có thể dù hoàn cảnh có HIV của mỗi người có HIV là khác nhau, điều kiện để sinh con và nuôi con là khác nhau nhưng cũng cần phải khẳng định rằng, người có HIV có thể và có quyền làm bất cứ điều gì mình muốn, HIV đơn thuần chỉ là một dạng bệnh mà họ không may mắn mắc phải.

Tại sao nhận thức của cộng đồng về những con đường lây và không lây thì rất cao, có rất nhiều phương án đạt kết quả tuyệt đối 100% số người được hỏi trả lời đúng nhưng lại vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ các câu trả lời mang tính chất phân biệt đối xử và kỳ thị với người có HIV khi hỏi về vấn đề quyền và nghĩa vụ của người có HIV. Như vậy, phải chăng nhận thức của người dân tuy rộng nhưng vẫn chưa thực sự sâu sắc. Với những câu hỏi cơ bản, được tuyên truyền và tập huấn nhiều, thì hầu như mọi người đều có kiến thức, nhưng động chạm đến luật, phổ biến luật thì không phải ai cũng quan tâm tìm hiểu. Bảo đảm quyền con người của những người có HIV không chỉ vì quyền, lợi ích của những người sống chung với HIV mà còn là vì lợi ích của cộng đồng, là một trong những phương thức phòng chống HIV/AIDS có hiệu quả.

47

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)