Dự báo tình trạng kỳ thị với người có HIV/AIDS tại địa phương

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 96 - 101)

100 94.3 97.0 Đuổi người có HIV/AIDS ra khỏi nhà 95.3 92

3.3. Dự báo tình trạng kỳ thị với người có HIV/AIDS tại địa phương

Năm 2011 Liên Hợp Quốc chọn chủ đề chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu là “Getting to Zero – Hướng tới mục tiêu ba không”: Không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS. Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2011và năm 2012 của Việt Nam đều là “Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV”. Nhưng, theo báo cáo ngày 26/11/2012 tại Hội nghị tổng kết phong trào

“Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” giai đoạn 2008-2012 và triển khai Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm tổ chức, dịch HIV/AIDS ở nước ta vẫn còn diễn biến phức tạp. Tính đến ngày 30/6/2012, trên toàn quốc có 204.019 người nhiễm HIV; trong đó có 58.569 người ở giai đoạn AIDS và 61.856 người đã tử vong do AIDS. Thời gian gần đây, số người nhiễm mới HIV, số bệnh nhân AIDS và số người tử vong do AIDS giảm so với trước [46]. Vậy, sau khi nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự đã triển khai rất nhiều những chương trình dự án thì người dân – cộng đồng có đánh giá như thế nào về thực trạng kỳ thị với người có HIV/AIDS ở địa phương. Khảo sát đã thu về những con số tương đối thú vị về vấn đề này. Có thể nói rằng, người dân tại địa bàn khảo sát nói chung vẫn chưa thực sự lạc quan về tình hình kỳ thị với người có HIV/AIDS ở địa phương mình. Cao Bồ và An Lộc Hạ là hai thôn có những trường hợp nhiễm HIV cụ thể, người nhiễm HIV vẫn đang sống cùng cộng đồng. Thay vì phải đặt các trường hợp giả định thì người dân ở đây có dịp được chứng kiến, được sống cùng thôn xóm với người có HIV, chứng kiến những thái độ kỳ thị và những đổi thay qua thời gian. Nói cách khác, ở đây, người dân có cơ hội trải nghiệm thực tế để đưa ra những đánh giá một cách khách quan và có cơ sở thực tế nhất. Như vậy, trong số 411 người được hỏi thì có tới 4.9% số ý kiến cho rằng vẫn còn nhiều trường hợp còn kỳ thị với người có HIV/AIDS và tới 85.6% số người cho rằng vẫn còn một số ít người còn kỳ thị ở các mức độ khác nhau. Chỉ có rất ít

90

số người cảm thấy rằng không còn ai kỳ thị HIV/AIDS nữa (8.5%) cùng với một con số rất nhỏ trả lời không biết (1%) Như vậy là, sự kỳ thị với người có HIV/AIDS dù ít dù nhiều vẫn tồn tại ở dạng này hay dạng khác, như nghiên cứu đã phân tích ở trên, có thể đại đa số người dân có nhận thức tốt về đường lây nhiễm HIV/AIDS và rất nhiều người trả lời rằng đã có kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS nhưng khảo sát lại đưa ra một con số rất đáng suy nghĩ về những ý kiến chưa đúng, chưa tích cực về quyền và vấn đề việc làm của người có HIV/AIDS.

Tiếp theo câu hỏi về đánh giá thực trạng kỳ thị với người có HIV/AIDS ở địa phương thì tác giả cũng đặt câu hỏi nhằm so sánh, tìm ra sự thay đổi trong vấn đề kỳ thị với người có HIV/AIDS theo thời gian. Khoảng thời gian được đưa ra ở đây là 5 năm, câu hỏi trong Phiếu trưng cầu ý kiến như sau: “Theo ý kiến riêng của anh/chị/bạn, nhìn chung SO VỚI 5 NĂM TRƯỚC sự kỳ thị với người có HIV/AIDS ở địa phương mà anh chị sinh sống hiện nay như thế nào?” với 4 phương án trả lời chính là: (1) Sự kỳ thị đã giảm đi rất nhiều; (2) Vẫn như trước/ giữ nguyên; (3) Tăng lên; (3) Không biết. Bảng số liệu dưới đây thể hiện những nhận định, đánh giá của chính người dân về sự thay đổi theo thời gian về việc liên quan đến sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV/AIDS.

Bảng 3.7: Đánh giá của cộng đồng về sự thay đổi trong vấn đề kỳ thị với người có HIV/AIDS so với 5 năm trước

Các đánh giá Tần số Tần suất (%)

Giảm đi nhiều 392 95.4

Như trước/Giữ nguyên 9 2.2

Tăng lên 0 0

Không biết 10 2.4

Tổng cộng 411 100

Bảng số liệu trên cho thấy, có một tín hiệu lạc quan từ phía người dân trong vấn đề liên quan đến kỳ thị với người có HIV/AIDS. Trong số 411 người được hỏi, có tới 392 người (95.4%) khẳng định rằng, sự kỳ thị với người có HIV so với trước đã giảm đi rất nhiều. Không có ý kiến nào cho rằng sự kỳ thị đã hoặc có nguy cơ tăng lên. 2.2% cho rằng sự kỳ thị với người có HIV là vẫn giữ nguyên; 2.4% không

91

biết rằng so với trước tình hình kỳ thị với người có HIV hiện đang như thế nào, tăng lên, giảm đi hay giữ nguyên. 5 năm là một khoảng thời gian không ngắn nhưng cũng không quá dài để thay đổi một điều gì. Như ở bảng số liệu trên, cộng đồng đánh giá hiện nay vẫn còn những trường hợp kỳ thị với người có HIV/AIDS ở mức độ nào đó, nhưng so với 5 năm trước thì đã là giảm đi rất nhiều. Những ý kiến trong phỏng vấn sâu cũng minh chứng cho điều đó.

Trước thì kỳ thị kinh lắm, như đợt của chị L nhiễm HIV từ chồng ấy. Chả khác sự một sự kiện trong làng, cả làng phát sốt lên, đồn đại nọ kia. Hồi đó sự kỳ thị ghê gớm lắm, ngay cả chính bố mẹ chồng còn cho ra ăn riêng ở riêng, bao nhiêu đồ đạc nó dùng chung bỏ ra đốt hết. Bao nhiêu người rộn hết cả lên, thi nhau đi xét nghiệm HIV/AIDS. Bảo là không biết ngày trước tao với nó ăn cắn chung một quả ổi thì có bị lây không, rồi thì nó ngồi nó nằm ở đâu là chỗ đấy cứ rộn hết cả lên, cả họ cùng lo lắng. Nhà trường thì cho nghỉ việc nhà trường mà không cho nghỉ việc thì phụ huynh họ cũng lên yêu cầu nhà trường cho nghỉ việc. Chính dự án của mình đã phải tác động để cho chị ấy đi làm trở lại. Sau thì cũng được đi làm nhưng không được trực tiếp giảng dạy nữa mà chỉ làm văn thư thôi. Nhưng cũng gây sức ép nọ kia để cho cô ấy chán cô ấy tự nghỉ việc. Giờ lấy chồng đẻ một thằng con xinh lắm, xinh như trong tranh, thỉnh thoảng có việc chị ấy vẫn về thường xuyên. Nhưng bây giờ mà nếu có người nào nhiễm HIV thì người ta cũng coi đó là một chuyện bình thường thôi, bây giờ mọi người có hiểu biết rồi, tham gia sinh hoạt trong câu lạc bộ bao nhiêu năm rồi. Mà kể cả những người không đi sinh hoạt người ta cũng biết, bây giờ ti vi báo đài ở đâu chẳng nói, ai người ta cũng hiểu cả. Chính bà mẹ chồng của chị kia mãi sau cùng khi đi nghe chuyên gia của dự án nói chuyện chuyên đề cũng đã hiểu ra bảo là thế mà trước giờ tôi không biết. Bây giờ nói chung đến đứa trẻ con nó cũng biết hết rồi.

92

Nhận định của người dân về thực trạng tình hình kỳ thị với người có HIV/AIDS ở địa phương mặc dù vẫn còn chưa thực sự lạc quan tuyệt đối nhưng những ý kiến dưới đây về suy đoán của cộng đồng về diễn tiến của tình hình kỳ thị trong 5 năm tới là tương đối khả quan. Số lượng người cho rằng tình trạng kỳ thị với người có HIV/AIDS tiếp tục giảm đi là 54.5%; không một ý kiến nào cho rằng sự kỳ thị sẽ tăng lên, đồng thời có tới 36.3% số người được hỏi tin tưởng rằng 5 năm tới thì sẽ hoàn toàn không còn tình trạng kỳ thị với người có HIV/AIDS nữa.

Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đặt ra những mục tiêu, hoạch định các chương trình và giải pháp phòng, chống HIV/AIDS tổng thể, dài hạn nhằm đảm bảo cho công tác này đạt hiệu quả cao, bền vững, góp phần xây dựng và phát triển đất nước... Hiện nay, cả nước đã có hơn 300 cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện, với mạng lưới phòng xét nghiệm như vậy sẽ giúp cho người dân kịp thời phát hiện được tình trạng nhiễm HIV của mình để áp dụng các biện pháp dự phòng thích hợp cho người thân, bạn bè và mọi người xung quanh, cũng như có thể tiếp cận kịp thời các dịch vụ chăm sóc và điều trị thích hợp cho bản thân. Toàn quốc có 318 phòng khám ngoại trú tiếp nhận, điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) cho hơn 50.000 người nhiễm HIV/AIDS, 226 điểm cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, nhờ đó đã giảm đáng kể được các trường hợp nhiễm HIV từ các bà mẹ mang thai bị nhiễm HIV [48]. Cùng với các hoạt động truyền thông, vận động xã hội, việc mở rộng chăm sóc và điều trị, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã góp phần chống kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS. Người nhiễm HIV/AIDS nhìn chung đã có thái độ, hành vi tích cực hơn và có niềm tin hơn trong cuộc sống.

Tóm lại, qua chương 3 ta có thể thấy, thái độ của người dân khi biết mình đang nói chuyện với một người có HIV là chưa thực sự tích cực. Mặc dù hầu như không tồn tại thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử một cách gay gắt nhưng vẫn còn tồn tại những thái độ kỳ thị và hành vi phân biệt đối xử khó nhận biết hơn. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của cộng đồng với người có HIV/AIDS là giới tính, con đường lây truyền và thời gian. Thái độ của cộng đồng với người có HIV/AIDS chia theo đường lây vẫn còn tồn tại nhiều sự kỳ thị. Trong đó, với những người có

93

HIV/AIDS do các nguyên nhân như lây truyền từ mẹ sang con, do nhiễm HIV/AIDS từ chồng hoặc vợ, do sử dụng các dịch vụ y tế không đảm bảo nhận được nhiều sự cảm thông, chia sẻ. Với các nhóm nhiễm HIV/AIDS do nghiện chích ma túy, do hành nghề mại dâm hay quan hệ tình dục bừa bãi, không chung thủy thì bị kỳ thị gay gắt. Hành vi của cộng đồng với người có HIV/AIDS là chưa thực sự tích cực. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử trong trường học vẫn còn tồn tại tương đối phổ biến với cả nhóm đối tượng là các bậc cha mẹ và vị thành niên thanh niên. Đa số người dân số người được hỏi cho rằng sự kỳ thị, phân biệt đối xử vẫn còn tồn tại ở một bộ phận nhỏ người dân. Tuy nhiên, hầu như các ý kiến đều khẳng định so với 5 năm trước đây thì nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng so với trước đã được cải thiện tốt hơn rất nhiều. Dự báo diễn tiến của vấn đề kỳ thị với người có HIV/AIDS cũng rất lạc quan so với thời điểm hiện tại.

94

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)