Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 31 - 33)

Nam Định là một tỉnh ven biển thuộc phía Nam đồng bằng sông Hồng. Phía Tây Bắc giáp với tỉnh Hà Nam, phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình và phía Đông Nam là biển Đông. Diện tích Nam Định khoảng 1.649.86 km² (trong đó huyện Ý Yên là 240km2). Tỉnh Nam Định có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó 3 đơn vị giáp với biển. Thành phố Nam Định là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của tỉnh. Thành phố Nam Định cách Hà Nội 90 km về phía Nam, quốc lộ số 1 và 21. Tốc độ tăng tổng sản phẩm GDP năm 2010 đạt 10.5%; GDP bình quân đầu người đạt 14.500.000đ; tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 giảm còn 6%; Cơ cấu kinh tế phân bố khá đồng đều, trong đó nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 29.5%, công nghiệp xây dựng chiếm 36.4% và dịch vụ đạt 31.4%. Theo điều tra dân dố 01/04/2009 Nam Định có 1.825.771 người với mật độ dân số 1.196

25

người/km². Tỉnh Nam Định có thể chia làm 2 khu vực: vùng chiêm trũng (điểm thấp nhất là 3 m dưới mực nước biển ở huyện Ý Yên), và đồng bằng ven biển phía bên ngoài đê biển. trong đó huyện Ý Yên thuộc khu vực đồng bằng thấp trũng, vùng nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống. Nam Định có khoảng hơn 100 làng nghề, có rất nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ trong đó huyện Ý Yên có 2 làng nghề nổi tiếng cả nước là làng chạm khắc gỗ La Xuyên, làng đúc đồng Tống Xá. Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Đây cũng là điều kiện ưu đãi để mở rộng trao đổi thương mại và xã hội trong phạm vi tỉnh, quốc gia và với các quốc gia khác, nhằm nắm vị trí dẫn đầu trong việc hoạch định chính sách kinh tế và phát triển xã hội khu vực đồng bằng phía Nam sông Hồng. Tỉnh gồm có Thành phố Nam Định và 9 huyện: Giao Thủy, Hải Hậu, Mỹ Lộc, Nam Trực, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Vụ Bản, Xuân Trường, Ý Yên., trong đó huyện Ý Yên có 32 xã và 1 thị trấn.

Tính đến năm 2009, đại dịch HIV/AIDS đang lan nhanh trên địa bàn tỉnh với gần 90% số xã, phường có người nhiễm; ước tính số người nhiễm HIV đã lên đến hơn 3.350 người. Riêng năm 2008, nghành Y tế đã lấy hơn 12.000 mẫu xét nghiệm, phát hiện 519 trường hợp nhiễm mới. Các địa bàn được xác định có đông người nhiễm là Thành phố Nam Định và huyện Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Ý Yên… Điều đáng nói là ở Nam Định số phụ nữ lây nhiễm HIV/AIDS đang có chiều hướng gia tăng và đối tượng lây nhiễm chủ yếu là người nghiện ma tuý, trong đó có 84% đang ở độ tuổi 20-39. Để hạn chế tốc độ lây truyền HIV/AIDS trong cộng đồng, năm 2009, Nam Định tập trung thực hiện các dự án phối hợp với World Bank(WB), Life - gap, Quỹ toàn cầu, Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) thông qua các chương trình thông tin, giáo dục truyền thông thay đổi hành vi; chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS; quản lý và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục; tư vấn xét nghiệm tự nguyện; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con… Bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động truyền thông trực tiếp theo nhóm nhỏ, Nam Định thành lập Trung tâm dịch vụ đa chức năng tại Thành Phố Nam Định; tổ chức tư vấn, can thiệp tại các Trung tâm 05 của tỉnh và huyện Xuân Trường, Trung tâm cai nghiện huyện Nam Trực, Bảo trợ xã hội huyện Trực Ninh … Ngành Y tế tỉnh đặc biệt coi trọng an toàn trong truyền máu,

26

đảm bảo 100% các đơn vị máu truyền được sàng lọc; tổ chức, quản lý, chăm sóc và tư vấn cho 100% đối tượng nhiễm HIV/AIDS đang được quản lý; đồng thời, can thiệp giảm thiểu tác hại, hỗ trợ bệnh nhân HIV đề phòng lây nhiễm cho gia đình và cộng đồng. Thực hiện mục tiêu khống chế tỷ lệ nhiễm HIV dưới 0,25% vào năm 2010 và giảm tác hại của dịch HIV/AIDS đối với sự phát triển của kinh tế xã hội, ngành Y tế Nam Định đã cấp hơn 1,5 ttiệu bơm kim tiêm, hơn 354.000 bao cao su; phát 170.000 tài liệu tuyên truyền cho người nhiễm HIV và những người có nguy cơ cao để dự phòng lây nhiễm tất cả các xã trọng điểm [32].

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)