Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định trong công tác phòng, chống HIV/AIDS nhưng tình hình dịch vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không triển khai đồng bộ các biện pháp can thiệp trên diện rộng. Kết quả Giám sát trọng điểm năm 2010 cho thấy: tỷ lệ hiện nhiễm HIV được phát hiện trong nhóm tiêm chích ma túy vẫn còn cao (17,5%), tỷ lệ này trong nhóm phụ nữ bán dâm tại một số tỉnh thành phố cũng rất cao như Hà Nội (18%), Cần Thơ, Lạng Sơn (13,3%), Đồng Nai (10%), thành phố Hồ Chí Minh (8,8%). Đây là một trong những nguồn có nguy cơ rất cao trong việc làm lây nhiễm HIV trong chính những nhóm đối tượng này và từ họ ra cộng đồng [28]. Các địa phương trên cả nước đã
38
tích cực triển khai các chương trình phòng chống HIV/AIDS trên cả diện rộng và chiều sâu, vừa hướng tới mục tiêu không còn ca nhiễm HIV mới, vừa phải đảm bảo truyền thông trọng điểm, hiệu quả đúng cách nhằm giảm kỳ thị với người có HIV/AIDS trong cộng đồng. Tuy nhiên, muốn thay đổi được cách nhìn, thái độ và hành vi của cộng đồng về các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS thì việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải nâng cao nhận thức cho cộng đồng về HIV, đặc biệt là các con đường lây truyền và không lây truyền HIV. Chính những cách hiểu sai, hiểu thiếu là nguyên nhân chính góp phần tạo nên sự kỳ thị với người có HIV. Tại hai thôn của khảo sát, nơi mà dự án “Giới và phòng chống HIV/AIDS” được triển khai một cách sâu rộng thì nhận thức của người dân có sự thay đổi như thế nào qua thời gian. Bảng số liệu dưới đây cung cấp câu trả lời cho câu hỏi đó.
Bảng 2.2: So sánh nhận thức của cha mẹ và VTN-TN về đường lây nhiễm HIV
HIV/AIDS có thể lây nhiễm qua những con đường nào sau đây?
Câu trả lời đúng/ tích cực
(Đơn vị: %)
Cha mẹ Vị thành niên 2010 2012 2010 2012
HIV lây qua bắt tay, ôm hôn 96.8 100 85.7 100 HIV lây nhiễm qua đường máu như 96.8 100 100 100 HIV lây nhiễm qua tiếp xúc như: ở cùng nhà, làm
việc chung cơ quan, ăn cơm do người có HIV nấu 96.7 100 92.7 100 HIV lây qua sử dụng chung đồ dùng hàng ngày 96.7 100 66.7 97 HIV lây truyền từ mẹ sang con 96.8 99.1 100 99 HIV lây nhiễm qua QHTD không dùng bao cao su 93.5 98.6 95.1 93 HIV lây nhiễm qua hắt hơi, dính nước mắt, nước bọt 93.5 98.1 58.5 94.5 HIV lây nhiễm khi dùng chung bát đĩa, khăn mặt,
nằm chung giường, mặc chung quần áo 96.8 98.1 82.5 98.5 HIV lây nhiễm qua côn trùng đốt, cắn 67.7 84.9 71.4 84.9
(Nguồn số liệu năm 2010: Dự án “Giới và phòng chống HIV/AIDS”)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, không có sự khác biệt nhiều trong nhận thức của hai nhóm đối tượng chính là vị thành niên thanh niên và các bậc cha mẹ,
39
người lớn tuổi về đường lây nhiễm HIV. Cũng như phân tích ở phần trên, hiểu biết về những đường lây nhiễm của người dân trong khảo sát là rất cao, nhiều nhận định tỷ lệ trả lời đúng là 100%, do đó, không có gì nhiều để đưa ra kết luận nhóm cha mẹ có nhận thức tốt hơn hay nhóm vị thành niên thanh niên có nhận thức tốt hơn. Tuy nhiên, bảng số liệu trên cũng cho ta thấy đôi chút khác biệt, đó là, ở hầu hết các phương án, các bậc cha mẹ có sự nhận thức, hiểu biết dường như cao hơn. Ngoại trừ một số phương án mà cả hai nhóm đối tượng đều trả lời đúng 100% thì ở các phương án còn lại như “HIV lây qua sử dụng chung đồ dùng hàng ngày” tỷ lệ người lớn trả lời đúng là 100% thì tỷ lệ này ở nhóm vị thành niên thanh niên là 97%; ở các phương án tiếp “HIV lây nhiễm qua quan hệ tình dục không dùng bao cao su” người lớn là 98.16%, trẻ em là 93% và ở nhận định “HIV lây nhiễm qua hắt hơi, dính nước mắt, nước bọt” các bậc cha mẹ cũng có số câu trả lời đúng cao hơn với 98.1% so với 94.5% của vị thành niên thanh niên. Đặc biệt, tiến hành so sánh nhận thức của các bậc cha mẹ và vị thành niên thanh niên qua thời gian từ năm 2010 đến 2012 còn cho thấy, nhận thức của người dân được nâng cao rõ rệt. Ví dụ, năm 2010 chỉ có 67.7% các bậc cha mẹ trả lời đúng, hay nói cách khác, có tới 32.3% các bậc cha mẹ trong khảo sát còn cho rằng HIV/AIDS có thể lây qua côn trùng cắn, đốt như muỗi đốt hoặc đỉa cắn, nhưng con số này đã được cải thiện rõ rệt vào năm 2012 với 84.9% người trả lời đúng; hiểu biết của nhóm vị thành niên thanh niên cũng được nâng cao, từ 71.4% năm 2010 lên 84.9% năm 2012. Một ví dụ điển hình khác, năm 2010 chỉ có 85.7% vị thành niên thanh niên hiểu đúng rằng HIV không thể lây qua bắt tay ôm hôn, gần 15% còn lại còn có những nhận thức sai lầm, thì đến năm 2012, 100% số người được hỏi đã trả lời đúng; Đặc biệt, có một nhận thức khác được cải thiện đáng kể trong nhóm vị thành niên thanh niên, đây phải nói là một trong những thành công tốt của dự án, đó là nâng cao nhận thức cho nhóm này về đường lây khi mà năm 2010 có tới gần một nửa số vị thành niên thanh niên được hỏi (41.5%) còn cho rằng HIV lây nhiễm qua hắt hơi, dính nước mắt, nước bọt, đây quả là một nhận thức vô cùng sai lầm, là nguyên nhân dẫn tới tình trạng kỳ thị với người có HIV trong cộng đồng. Nếu có nhận thức sai lầm như vậy, thì cũng sẽ có một số lượng tương tự người tỏ thái độ sợ hãi, e ngại khi tiếp xúc với người có HIV, họ sợ rằng nếu người có HIV vô tình hắt hơi cũng có thể lây sang người khác.
40
Rất may, đến năm 2012 con số vị thành niên thanh niên hiểu đúng điều này đã lên tới 94,5%. Tóm lại, bảng số liệu trên đã cung cấp những con số rất khả quan về tình hình nhận thức của cộng đồng, cụ thể là hai nhóm đối tượng vị thành niên thanh niên và các bậc cha mẹ qua thời gian, tuy nhiên, trong cả hai năm so sánh trên thì các bậc cha mẹ vẫn tỏ ra là người có sự hiểu biết, nhận thức về đường lây nhiễm tốt hơn so với vị thành niên thanh niên.