98.1 97.6 98.0 Nói cho nhiều người khác biết về tình trạng có

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 72 - 74)

H: Nếu anh bất ngờ biết người đang nói chuyện với mình là người nhiễm HIV thì anh cảm thấy như thế nào?

96.8 98.1 97.6 98.0 Nói cho nhiều người khác biết về tình trạng có

Nói cho nhiều người khác biết về tình trạng có

HIV của bạn đó 51.6 76.4 68.3 90.5

Khuyên những bạn khác nên tránh xa người

có HIV 100 94.8 92.3 89.9

(Nguồn số liệu năm 2010: Dự án “Giới và phòng chống HIV/AIDS”)

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy, tỷ lệ các câu trả lời mang tính tích cực là rất cao với cả nhóm đối tượng cha mẹ, vị thành niên thanh niên và trong cả hai khoảng thời gian khác nhau. Tuyệt đại đa số vị thành niên thanh niên cũng như các bậc cha mẹ không có những thái độ tiêu cực như “Tỏ thái độ coi thường khinh bỉ; Chỉ trỏ, chế giễu, nói xấu; Xa lánh, cắt đứt mối quan hệ” với người có HIV/AIDS là người có mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp với mình. Ở các phương

66

án còn lại, thái độ của cộng đồng với người có HIV là bạn mình đều rất tích cực, do đó, để đo sự biến đổi qua thời gian thì không thấy có sự thay đổi nhiều. Sự thay đổi chỉ có thể đo được từ khi người dân có nhận thức chưa tốt đến có nhận thức tốt, từ thái độ tiêu cực đến thái độ tích cực, còn ở đây, năm 2010 thái độ của người dân ở hai thôn dự án với người có HIV/AIDS đã rất sáng sủa. Như vậy, chỉ có thể khẳng định một điều rằng, thái độ của cả các bậc cha mẹ và vị thành niên thanh niên với người có HIV/AIDS bạn bè là tích cực và không có sự thay đổi đáng kể qua thời gian, nếu có, thì chủ yếu là những thay đổi theo chiều hướng tốt lên. Riêng với phương án cho rằng không nên “Nói cho nhiều người khác biết về tình trạng có HIV của bạn đó” là có sự chênh lệch nhiều hơn cả qua thời gian và giữa các nhóm đối tượng. Năm 2010 có hơn một nửa số cha mẹ được hỏi (51.6%) cho rằng không nên công khai tình trạng có HIV của bạn bè mình cho nhiều người biết, con số đó ở vị thành niên thanh niên là 68.3%. Liệu nên hay không nên nói cho mọi người về việc một người nào đó đang có HIV/AIDS trong khi pháp luật quy định rõ ở điều 4, chương I, Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) “Người có HIV/AIDS được quyền giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS” [4]. Đây cũng là một quyền quan trọng đối với người bị nhiễm HIV/AIDS vì quyền này đảm bảo cho họ không bị xa lánh, phân biệt đối xử hoặc bị kỳ thị… Tuy nhiên, đến năm 2012 thì cả nhóm đối tượng cha mẹ và vị thành niên cảm thấy không nên nói cho nhiều người biết về tình trạng có HIV của bạn mình cùng tăng lên đáng kể, ở người lớn là 76.4%, tăng 24.8%; ở nhóm vị thành niên thanh niên là 90.5%, tăng 22.2% so với năm 2010. Tuy nhiên, phỏng vấn sâu lại đưa ra một quan điểm khá thú vị về vấn đề này:

67

Như vậy, mặc dù còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau ở vấn đề này, nhưng phỏng vấn sâu cũng góp phần cho thấy tại địa bàn khảo sát việc công khai tình trạng có HIV của người nào đó thì rất có thể không phải là nói xấu mà là mong muốn có nhiều người biết để thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ và khiến người có HIV/AIDS đỡ phải lo sợ về việc bị lộ tình trạng có HIV của mình. Nhưng theo thời gian, có lẽ, mọi người đã hiểu nhiều hơn theo hướng, người có HIV có quyền giữ bí mật về tình trạng có HIV của mình, họ sẽ tự công khai khi mà cảm thấy sẵn sàng và thoải mái.

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 72 - 74)