Nhận thức của cộng đồng về quyền và nghĩa vụ của người có HIV/AIDS theo giới tính

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 51 - 52)

theo giới tính

Điều 2.1. Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1996 (Việt Nam đã gia nhập năm 1982) quy định, mỗi quốc gia thành viên của công ước này cam kết tôn trọng và đảm bảo các quyền tự do, cơ bản của tất cả mọi người. Như vậy, người bị nhiễm HIV cũng có đầy đủ các quyền và tự do cơ bản như mọi người. Kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, ở nhiều cộng đồng xã hội Việt Nam hiện nay, và ngay cả trên thế giới, việc kỳ thị đã đang diễn ra vì lý do vẫn còn tồn tại những nhận thức sai lầm hoặc không đầy đủ về HIV/AIDS. Kinh nghiệm trong hơn hai thập kỷ qua, trên thế giới cũng như Việt Nam cho thấy sự vi phạm quyền con người trong bối cảnh dịch HIV/AIDS có những đặc điểm riêng, khác với sự vi phạm quyền con người trong những điều kiện bình thường. Sự vi phạm quyền trong bối cảnh dịch HIV/AIDS, trước hết và chủ yếu bởi sự kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng đối với những người nhiễm HIV.

45

Sự kỳ thị, phân biệt đối xử này đến từ nhiều phía, trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp độ và mở rộng không chỉ với những người có HIV, mà cả những người thân của họ. Sự vi phạm quyền con người của người nhiễm HIV do những nguyên nhân khác nhau, hoàn cảnh khá nhau. Bảng dưới đây xem xét vấn đề nhận thức của cộng đồng về quyền và nghĩa vụ của người có HIV chia theo giới tính.

Bảng 2.4: Nhận thức của nam giới và nữ giới về quyền và nghĩa vụ của người có HIV/AIDS

Các nhận định Câu trả lời đúng

Nữ Nam

Người có HIV/AIDS phải cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết về kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình

198

97.1%

205

99%

Có thể từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.

200

98%

203

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 51 - 52)