Hành vi của nhóm cha mẹ với người có HIV/AIDS tại trường học

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 91)

100 94.3 97.0 Đuổi người có HIV/AIDS ra khỏi nhà 95.3 92

3.2.3.2. Hành vi của nhóm cha mẹ với người có HIV/AIDS tại trường học

Cha mẹ và gia đình là những người có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức, thái độ, hành vi của con cái trong nhiều lĩnh vực cuộc sống, học tập, trong đó có các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS. Gia đình luôn phải đóng vai trò cốt yếu, nền tảng trong việc mang đến kiến thức về HIV/AIDS và các cách phòng ngừa HIV/AIDS cho thanh thiếu niên, đây là vấn đề cốt yếu trong phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay. “Hội thảo xây dựng kế hoạch hành động về phòng chống HIV/AIDS của ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020” diễn ra vào sáng 22/12/2011 cũng đưa ra nhận định rằng hiện nay, nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa nhận thức đúng đắn về cách phòng chống HIV/AIDS, dẫn đến nhận thức của con em họ cũng sai lệch. Do đó, việc tuyên truyền cho các bậc cha mẹ hiểu và nhận thức đúng đắn về phòng chống HIV/AIDS là một trong những vấn đề quan trọng cần được các nhà trường phối hợp với các bộ ban ngành có phương pháp tuyên truyền đến đối tượng này.” [41]. Biểu đồ dưới đây thể hiện hành vi của phụ huynh học sinh với người có HIV trong trường học qua hai tình huống giả định là nếu giáo viên dạy con của họ nhiễm HIV và nếu học sinh học cùng lớp con của họ có HIV thì theo ý kiến của người trả lời, các phụ huynh khác sẽ có thái độ như thế nào.

H: Nếu một giáo viên có HIV thì theo bạn, liệu có học sinh nào chuyển lớp hay không?

Đ: Nếu mà không còn lựa chọn nào thì mình nghĩ là mọi người vẫn học bình thường thôi. Với lại chuyển lớp, chuyển trường đâu phải chuyện đơn giản. Nếu là giáo viên chỉ đứng lớp giảng thì AIDS hay không AIDS cũng không phải vấn đề gì. Nhưng mà để “thả” ra cho học sinh chọn thì thế nào chả có đứa không chọn.

85

Biểu 3.6: Hành vi của phụ huynh với giáo viên và học sinh có HIV/AIDS

Nếu một giáo viên có HIV/AIDS có cho con mình học giáo viên đó không?

Nếu một học sinh có HIV/AIDS có cho con ngồi cạnh không?

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, các bậc phụ huynh học sinh, các ông bố bà mẹ có thái độ tương đối tích cực trước vấn đề HIV/AIDS trong trường học. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ tỏ ra có cái nhìn tích cực hơn với một giáo viên là người có HIV hơn là một học sinh là người có HIV. Biểu đồ hình tròn trên cho thấy các bậc cha mẹ đồng ý tới 90.6% đối với giáo viên có HIV và 88.2% đối với học sinh cùng lớp con mình là người có HIV; chỉ có 3.3% không muốn cho con mình học một giáo viên có HIV nhưng có đến 5.2% (11 ý kiến) không cho con của mình ngồi cạnh học sinh là người có HIV, một con số lớn hơn 6.1% và 6.6% cảm thấy khó trả lời trước câu hỏi của mỗi tình huống. Số lượng những phụ huynh có thái độ chưa thực sự cởi mở với học sinh học cùng lớp của con mình và giáo viên của con mình là người có HIV có thể sẽ kéo theo một số lượng tương tự những học sinh cũng có thái độ không tích cực với người có HIV/AIDS. Bởi trong gia đình, cha mẹ có ảnh hưởng đến con cái trên nhiều quan điểm, đặc biệt là trong việc học tập, thậm chí rất nhiều trường hợp cha mẹ sẽ là người quyết định cho con mình học giáo viên nào, lớp nào, kiểm soát con chơi với ai và không nên chơi với ai. Do đó, để truyền thông thay đổi nhận thức của học sinh có lẽ trước hết cần phải thực hiện với nhóm đối tượng là các bậc cha mẹ, những người phụ huynh của học sinh. Khi tiếp tục được hỏi “Nếu ở trường của con anh/chị có một giáo viên phát hiện nhiễm HIV, anh/chị nghĩ rằng các phụ huynh sẽ phản ứng như thế nào?” thì các câu trả lời cho thấy hành vi của

86

các bậc cha mẹ phụ huynh với tình huống nếu giáo viên dạy con mình có HIV chưa thực sự tốt. Có tới 15.6% phụ huynh được hỏi cho rằng sẽ có một số ít phụ huynh cho con chuyển lớp, tới 6.1% phụ huynh nghĩ rằng sẽ có nhiều phụ huynh cho con chuyển lớp nếu giáo viên có HIV, đồng thời, cũng có 2.8% (6 ý kiến) tỏ ra không quan tâm đến vấn đề này. Đây chưa hẳn là những người có nhận thức không tốt về HIV, thậm chí có những người có nhận thức rất tốt, đặc biệt là về các con đường lây nhiễm. Phần nhận thức ở trên đã chỉ ra rằng, gần như tuyệt đại đa số người dân có hiểu biết tốt về những vấn đề liên quan đến HIV. Như vậy, có thể thấy rằng quá trình chuyển đổi từ nhận thức sang thái độ và hành vi không phải là một quá trình giản đơn mà hết sức phức tạp, cần nhiều thời gian và nhiều yếu tố tác động. Để các bậc cha mẹ, các bậc phụ huynh học sinh có những hành vi tích cực, thân thiện với người có HIV để dậy dỗ, định hướng cho con em mình thì cần phải tác động trong một quá trình, một thời gian dài.

Với câu hỏi “Nếu một học sinh trong lớp của con anh/chị có HIV, anh/chị nghĩ rằng các phụ huynh sẽ phản ứng như thế nào?” khảo sát còn cho thấy cần phải quan tâm tới nhóm đối tượng là các bậc cha mẹ, người lớn tuổi nhiều hơn nữa, bởi hiện vẫn còn rất nhiều người có cái nhìn và những hành vi chưa thực sự tích cực với người có HIV/AIDS, đặc biệt là trẻ em/học sinh bị ảnh hưởng, chịu tác động bởi HIV/AIDS. Có tới 8% số các bậc cha mẹ được hỏi trả lời sẽ “dặn con mình không được đến gần, nói chuyện, tiếp xúc với bạn học sinh là người có HIV”. Liệu đây có phải là con số đáng báo động hay không thì tùy vào cách nhìn nhận của mỗi người, tuy nhiên, tác giả đặt tình huống giả định, nếu một học sinh có HIV học tập trong một ngôi trường mà cứ trong 100 học sinh thì có 8 bạn không dám/không được đến gần, nói chuyện, tiếp xúc một cách thông thường ; hay cứ trong 100 phụ huynh học sinh thì lại có 3 người đến yêu cầu bắt nghỉ học, không được tiếp tục đi học nữa… thì môi trường đó liệu có hoàn toàn là một môi trường thân thiện với học sinh có HIV. Những trẻ em là người có HIV thông thường cha hoặc mẹ hoặc cả cha mẹ cũng là người có HIV và gia cảnh thường khó khăn, thậm chí ngay cả khi em học sinh đó chỉ là bị ảnh hưởng bởi HIV chứ không trực tiếp mang trong mình virut HIV cũng rất dễ có tâm lý tự kỳ thị bản thân rồi, vậy mà một khi môi trường sống

87

và môi trường học tập xung quanh có những rào cản, có sự phân biệt đối xử hay đơn giản là một ánh mắt mang tính kỳ thị cũng là những tổn thương sâu sắc đối với trẻ.

Tiếng chuông báo động về tình trạng kỳ thị đã vang lên từ lâu, nhà nước và các tổ chức xã hội cũng đã thực hiện rất nhiều các chương trình, dự án, chiến dịch để đáp lại tiếng chuông đó. Tuy nhiên, sẽ còn cần phải làm nhiều hơn thế nữa để xóa bỏ triệt để sự kỳ thị của mọi đối tượng người dân với người có HIV/AIDS trong cộng đồng, làm sao để mang đến cho họ một cuộc sống bình thường như trước khi

H: Con của chị có hay kể cho chị nghe về những chuyện xảy ra ở trường học không? Có bạn nào trêu không?

Đ: Có, nó cũng có kể một hai lần thôi. Cái hồi nó học lớp 4 ấy, nó bảo là đến trường các bạn hỏi là “Thế bố mẹ mày bị ết thì mày có bị không?”. Lúc đó nó còn bé, chưa biết thế nào là HIV/AIDS cả. Nó về nó hỏi chị sao các bạn hỏi thế, ết là gì. Lúc đó chị cũng thấy tủi thân cho nó, tủi thân cho mình nên vừa khóc vừa bảo nó, con khỏe mạnh, không có bệnh tật gì cả, con phải học thật giỏi để chứng minh cho các bạn biết mình là học sinh ngoan giỏi. Nó thấy mình khóc thì nó cũng không hỏi thêm nữa. Sau này dần dần nó cũng hiểu thế nào là HIV. Có một lần nó học năm lớp 6 nó về nó bảo, các bạn bảo con là ết, con bảo, đứa nào dám nói thế nữa tao đánh vỡ mồm. Chị phải bảo nó, con không được đánh bạn, bạn nói thế nào con cũng không được đánh nhau biết chưa. Nếu các bạn bảo thế thì con báo cô giáo, chứ không được đánh nhau, đánh nhau cô giáo mời mẹ lên, về mẹ sẽ phạt con đấy. Con phải học thật giỏi nghe chưa, phải học giỏi để chứng minh cho các bạn thấy. Mình không được đánh nhau, con đánh nhau mẹ sẽ rất buồn. Mình cũng rơm rớm nước mắt. Chắc nó cứ thấy mình nói đến chuyện đấy lại buồn nên nó không nói gì cả. Sau lần đấy thì không thấy nó kể gì về ở trường nữa, mình cũng không hỏi.

88

chưa mắc HIV, bởi một lẽ rằng “người có HIV/AIDS sợ kỳ thị hơn cả sợ cái chết”. Một ý kiến khác của nữ giới, cán bộ dân số cấp thôn An Lộc Hạ trong phỏng vấn sâu đã đưa ra cái nhìn khả quan hơn so với trước kia về tình hình kỳ thị với người có HIV/AIDS trong nhà trường:

Một người trưởng thành, tất nhiên chịu ảnh hưởng của nhiều môi trường sống: gia đình, nhà trường, bạn bè, nơi làm việc… Từng môi trường có tác động khác nhau, vào từng "góc" tiếp thu của con người. Song, môi trường gia đình giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong việc hình thành tính cách, nhân cách, lối sống của mỗi người. Vì vậy, hãy chú ý đến cách giáo dục trong gia đình. Muốn con cái trưởng thành, hãy tự xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, phù hợp và hiệu quả trong mỗi mái nhà. Trong cuộc sống, môi trường giáo dục gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người từ khi sinh ra đến tận lúc trưởng thành. Nếu gia đình nào có tác động tích cực đến con cái thì phần lớn con cái đều trưởng thành và tự tin trong cuộc sống. Ngược lại, có những cách giáo dục sai lầm làm cho con

H: Bây giờ nếu một giáo viên có HIV, theo cô phản ứng và thái độ của mọi người sẽ là như thế nào ạ?

Đ: Bây giờ thì khác trước rồi, bây giờ thì mọi người coi như là chuyện bình thường thôi chẳng làm sao cả. Còn trước đây thì có trường hợp nổi đình đám lên đấy, nhà trường yêu cầu nghỉ dạy, sau đó dự án tác động mới được đi làm trở lại nhưng cũng không được trực tiếp đứng lớp nữa, còn gây sức ép cho để mà không chịu được thì tự nghỉ việc.

H: Thế còn thái độ của học sinh thì như thế nào?

Đ: Học sinh thì tôi cũng không rõ nhưng hồi đấy nhiều người sợ, kể cả người lớn cũng sợ. Ầm ĩ hết cả lên. Người lớn sợ thì trẻ con nó cũng sợ, cứ người nọ đồn người kia. Đến cả ruột thịt anh em trong nhà còn sợ huống hồ là học sinh. Nhưng bây giờ thì khác trước nhiều rồi

89

cái trì trệ, dựa dẫm và không thể tự "đứng" trên đôi chân của chính mình, thậm chí còn làm hư hỏng con cái mình.

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)