Nhận thức, thái độ, hành

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 34)

Nhận thức

Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn [30]. Phân loại nhận thức theo chủ nghĩa duy vật của Mác và Lênin:

Dựa vào trình độ thâm nhập vào bản chất của đối tượng có thể chia thành nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận. Nhận thức kinh nghiệm hình thành từ sự

28

quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội hay trong các thí nghiệm khoa học. Nhận thức lý luận (gọi tắt là lý luận) là loại nhận thức gián tiếp, trừu tượng và khái quát về bản chất và quy luật của các sự vật, hiện tượng. Nhận thức lý luận có tính gián tiếp vì nó được hình thành và phát triển trên cơ sở của nhận thức kinh nghiệm. Nhận thức lý luận có tính trừu tượng và khái quát vì nó chỉ tập trung phản ánh cái bản chất mang tính quy luật của sự vật và hiện tượng.

Dựa vào tính tự phát hay tự giác của sự xâm nhập vào bản chất của sự vật có thể chia thành nhận thức thông thường và nhận thức khoa học. Nhận thức thông thường (hay nhận thức tiền khoa học) là loại nhận thức được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày của con người. Nó phản ánh sự vật, hiện tượng xảy ra với tất cả những đặc điểm chi tiết, cụ thể và những sắc thái khác nhau của sự vật.; Nhận thức khoa học là loại nhận thức được hình thành một cách tự giác và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của các sự vật. Nhận thức khoa học vừa có tính khách quan, trừu tượng, khái quát lại vừa có tính hệ thống, có căn cứ và có tính chân thực. Nó vận dụng một cách hệ thống các phương pháp nghiên cứu và sử dụng cả ngôn ngữ thông thường và thuật ngữ khoa học để diễn tả sâu sắc bản chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu. Vì thế nhận thức khoa học có vai trò ngày càng to lớn trong hoạt động thực tiễn, đặc biệt trong thời đại khoa học và công nghệ [30].

Thái độ

Khái niệm thái độ được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1918, cùng với rất nhiều nghiên cứu khác nhau về thái độ, đồng thời cũng xuất hiện những định nghĩa khác nhau của các nhà tâm lý học về thái độ. Mỗi định nghĩa lại bàn tới một khía cạnh của thái độ, góp phần làm phong phú thêm cách hiểu về phạm trù này. Từ điển các thuật ngữ Tâm lý và Phân tâm học xuất bản tại New York năm 1996 cho rằng:

“Thái độ là một trạng thái ổn định bền vững, do tiếp thu được từ bên ngoài, hướng vào sự ứng xử một cách nhất quán đối với một nhóm đối tượng nhất định, không phải như bản thân chúng ra sao mà chúng được nhận thức ra sao. Một thái độ được nhận biết ở sự nhất quán của những phản ứng đối với một nhóm đối tượng. Trạng thái sẵn sàng có ảnh hưởng trực tiếp lên cảm xúc và hành động có liên quan đến đối tượng” [44]. Như vậy, các từ điển khi định nghĩa về thái độ đều cho rằng đó là

29

Nhà tâm lý học người Mỹ, G.W.Allport, vào năm 1935, đã đưa ra định nghĩa về thái độ như sau: “Thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh, được hình thành thông qua kinh nghiệm, có khả năng điều chỉnh hay ảnh hưởng năng động đối với phản ứng của cá nhân đến các tình huống và khách thể mà nó có thiết lập mối quan hệ”. Allport định nghĩa thái độ trên khía cạnh điều chỉnh hành vi, ông coi thái độ như một trạng thái tâm lý, thần kinh cho hoạt động ở một cá nhân, khi sắp sửa có những hành động diễn ra thì sẽ xuất hiện thái độ nhằm chuẩn bị và điều chỉnh những hoạt động đó. Có thể thấy là Allport đã trả lời được câu hỏi thái độ là gì, và đã đề cập đến nguồn gốc, vai trò , chức năng của thái độ. Từ đó, ông đã rút ra được một số những đặc điểm của thái độ, như: Thái độ là trạng thái của tinh thần và hệ thần kinh, là sự sẵn sàng phản ứng, là một trạng thái có tổ chức, được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm quá khứ, và nó điều khiển cũng như ảnh hưởng tới hành vi của cá nhân [44]. Đây là định nghĩa về thái độ được rất nhiều các nhà tâm lý học khác thừa nhận. Tuy nhiên, Allport chưa lưu ý tới ảnh hưởng của môi trường, nhu cầu, động cơ của cá nhân đối với quá trình hình thành thái độ. Năm 1971, nhà tâm lý học người Mỹ là H.C.Triandis đã đưa một định nghĩa khác về thái độ: “Thái độ là những tư tưởng được tạo nên bởi các xúc cảm, tình cảm . Nó gây tác động đến hành vi nhất định, ở một giai cấp nhất định, trong những tình huống xã hội nhất định. Thái độ của con người bao gồm những điều mà họ cảm thấy và suy nghĩ về đối tượng, cũng như cách sử sự của họ đối với đối tượng đó” [44]. Khi xem xét định nghĩa của Triandis, ta thấy có một điểm tương đồng với định nghĩa của Allport, vì Allport cho rằng “thái độ” có “tính gây tác động” tới một tình huống nào đó. Chính R.Marten khi phân tích định nghĩa của Allport và định nghĩa của Triandis đã nhận thấy điểm chung này. Ông cho rằng thái độ được hình thành nhờ kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân, nó có tính ổn định và tuỳ theo từng tình huống, thái độ sẽ thay đổi tuỳ theo từng tình huống đó. Qua các định nghĩa trên, ta thấy, hầu hết các định nghĩa đều giải thích “thái độ” dưới góc độ chức năng của nó. Thái độ định hướng hành vi, ứng xử của con người; thúc đẩy, tăng cường tinh thần sẵn sàng của những hành vi, phản ứng của con người tới đối tượng có liên quan. Những quan niệm về thái độ cũng được phản ánh trong quan điểm của các nhà tâm lý học Việt Nam. Đó là quan niệm cho rằng thái độ là một bộ phận cấu thành, đồng thời là một thuộc tính cơ bản của ý thức hay thái độ, về mặt cấu trúc, bao hàm cả mặt nhận thức, mặt xúc cảm và mặt hành vi. Tóm lại, đã có nhiều các định nghĩa khác nhau

30

về thái độ, trong luận văn này, tác giả xem xét khái niệm thái độ theo nghĩa: “Thái độ là một bộ phận hợp thành, một thuộc tính trọn vẹn của ý thức, quy định tính sẵn sàng hành động của con người đối với đối tượng theo một hướng nhất định, được bộc lộ ra bên ngoài thông qua hành vi, cử chỉ, nét mặt và lời nói của người đó trong những tình huống, điều kiện cụ thể” [44].

Hành vi

Hành vi là cách ứng xử của mỗi con người trước một vấn đề trong một hoàn cảnh, tình huống cụ thể, nó được biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành động nhất định. Mỗi hành vi có thể được phân tích thành 4 thành tố: Hành vi = Kiến thức + Thái độ + Niềm tin + Thực hành [13, tr.6]. Các thành tố trên đan xen, liên kết chặt chẽ với nhau. Như vậy, có kiến thức về HIV/AIDS tốt chỉ là một yếu tố cần để có thể thực hiện được hành vi. Điều đó lý giải vì sao có không ít người có đầy đủ những kiến thức cần biết trong lĩnh vực HIV, biết rõ HIV chỉ lây qua 3 con đường chính là: đường máu, đường quan hệ tình dục không an toàn, từ mẹ sang con và HIV hoàn toàn không lây qua tiếp xúc thông thường như nắm tay, ôm ấp, vuốt ve, ở chung nhà, dùng chung đồ… Nhưng có nhiều người vẫn có thái độ e ngại, hành vi xa lánh, kỳ thị khi tiếp xúc với người có HIV/AIDS.

Quá trình chuyển đổi hành vi chính là quá trình chuyển hoá các trạng thái trên, thường trải qua 5 bước cơ bản sau: (1) Từ chưa hiểu vấn đề đến hiểu rõ vấn đề; (2) Từ chưa chấp nhận đến chấp nhận nhưng chưa thực hiện; (3) Từ chưa có ý định đến có ý định thực hiện hay còn gọi là giai đoạn chuẩn bị chuyển đổi hành vi; (4) Thực hiện hành vi mới; (5) Thực hiện thành công và duy trì hành vi mới.

Tuy nhiên, người ta có thể từ chối hành vi mới trong trường hợp: (1) Có thông tin nhưng không quan tâm, thích thú; (2) Nhận thức được, có quan tâm nhưng không tin tưởng; (3) Nhận thức được, có quan tâm và tin tưởng nhưng không có kỹ năng; (4) Thất bại hay nản lòng sau khi làm thử; (5) Muốn thay đổi nhưng có nhiều yếu tố cản trở. Chuyển đổi hành vi là một quá trình cần có thời gian. Mỗi cá nhân muốn chuyển đổi hành vi đều phải trải qua các bước chuyển đổi hành vi, từ nhận thức đến hành vi bền vững. Mặc dù chuyển đổi hành vi là mục tiêu cuối cùng, nhưng con người thường trải qua một số bước trung gian trước khi họ chuyển đổi hành vi. Hơn nữa, khung lý thuyết này cũng chỉ ra rằng các cá nhân có thể ở các giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển đổi hành vi và tạo nên những nhóm đối

31

tượng khác nhau. Vì vậy, họ thường cần các thông điệp khác nhau và đôi khi là cả những cách tiếp cận khác nhau. Khi tiếp cận một đối tượng hoặc một nhóm đối tượng cần phải phân tích được đối tượng đang ở giai đoạn nào của quá trình chuyển đổi hành vi để sử dụng thông điệp và cách tiếp cận phù hợp.

Việc chuyển đổi hành vi của con người phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản là năng lực thực hiện hành vi, môi trường xã hội và thực tiễn đời sống xã hội. Hành vi cá nhân chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như trên, vì vậy, để chuyển đổi hành vi cần phải có những điều kiện cần thiết để thực hiện như: Việc chuyển đổi hành vi phải do đối tượng tự nguyện; Hành vi phải nổi bật, điển hình, gây hậu quả nhiều; Các hành vi thay đổi cần được duy trì qua thời gian; Việc chuyển đổi hành vi phải không quá khó; Phải có sự trợ giúp của xã hội

Mối liên quan giữa kiến thức – Thái độ - Hành vi: Thông thường để làm được một điều gì người ta phải có hiểu biết đầy đủ về điều đó. Tuy nhiên không phải hễ có hiểu biết thì người ta sẽ làm. Giữa biết và làm còn có thái độ: muốn hay không muốn. Rất nhiều trường hợp biết và làm của con người trái ngược với nhau. Để có một hành vi có lợi thì không chỉ làm cho người ta có hiểu biết là đủ. Những yêu cầu cần thiết để có được một hành vi có lợi là: Có đầy đủ kiến thức về hành vi đó; Có thái độ tích cực, mong muốn thay đổi; Có kỹ năng để thực hiện hành vi đó; Có nguồn lực để có thể thực hiện hành vi đó; Có sự hổ trợ để tiếp tục hành vi mới và duy trì nó lâu dài [13, tr.10]

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)