Thực trạng hành vi của cộng đồng với người có HIV/AIDS

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 78 - 81)

100 94.3 97.0 Đuổi người có HIV/AIDS ra khỏi nhà 95.3 92

3.2.1. Thực trạng hành vi của cộng đồng với người có HIV/AIDS

Chuyển đổi hành vi là một quá trình cần có thời gian. Mỗi cá nhân muốn chuyển đổi hành vi đều phải trải qua các bước chuyển đổi hành vi, từ nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ đến thay đổi hành vi một cách bền vững. Mặc dù chuyển đổi hành vi là mục tiêu cuối cùng, nhưng con người thường trải qua một số bước trung gian trước khi họ chuyển đổi hành vi. Trong nghiên cứu của tác giả qua khảo sát tại hai thôn Cao Bồ và An Lộc Hạ, xã Yên Hồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định ở phần trước đã cho thấy, người dân có nhận thức tương đối tốt về các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS, đặc biệt là những kiến thức liên quan đến đường lây truyền. Người dân có một thái độ tương đối tích cực với người có HIV/AIDS, mà cụ thể là ở hai thôn đã có những trường hợp nhiễm HIV thực sự, nhiễm do lây truyền từ chồng và do nghiện chích ma túy. Vậy hành vi của cộng đồng tại địa bàn được khảo sát với người có HIV là như thế nào? Các bảng số liệu và biểu đồ dưới đây tổng hợp những số liệu cho thấy những kết quả tương đối thú vị.

Biểu 3.2: Hành vi của cộng đồng với người có HIV/AIDS qua các tình huống giả định

Nhìn vào số liệu và biểu đồ trên ta thấy, tỷ lệ người có những hành vi tích cực trước những tình huống giả định là tương đối cao, tuy nhiên vẫn tồn tại những sự kỳ thị nhất định. Trong số 411 người được hỏi có mua đồ ăn do người có

72

HIV/AIDS bán không thì câu trả lời nhận được là “Có” chiếm 86.9% (357 người) 3.6% cảm thấy câu hỏi này là khó trả lời và 9.5% trả lời “Không” còn lại sẽ không mua đồ ăn do người có HIV bán. Trong số 13.1% bao gồm cả số người trả lời “không” và số người “khó trả lời” thì rất có thể họ là những người được trang bị đầy đủ kiến thức về đường lây truyền, có thái độ cởi mở thân thiện với người có HIV nhưng hành vi là một thứ rất khó để thay đổi và đây là những người chưa thay đổi hoặc không muốn thay đổi hành vi của mình. Xem xét thông tin từ phỏng vấn sâu sau:

Như vậy, người được hỏi không cho rằng việc mua hay không mua thức ăn không phải là sự kỳ thị với người có HIV nhưng rõ ràng vẫn có thể nhìn thấy rõ mối liên hệ với sự kỳ thị ở đây bởi, người ta mua hay không mua thức ăn của một người nào đó chỉ vì yếu tố HIV thì đó là sự phân biệt đối xử với HIV: nếu không có HIV sẽ mua còn nếu có HIV sẽ không mua. Đây là một thực tế không khó giải thích, bởi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự kỳ thị phân biệt xảy ra ở rất nhiều các cơ sở y tế, nơi mà bác sĩ, y tá, cán bộ y tế... là những người hiểu rất rõ về HIV, hiểu về đường lây truyền của HIV, quyền của người có HIV và trách nhiệm của một người cán bộ y tế nhưng sự kỳ thị thực tế vẫn cứ xảy ra. Như vậy, một lần nữa lại thấy, đã có nhận thức tốt nhưng không hẳn sẽ có hành vi tốt. Tương tự, người dân không có trách nhiệm phải mua thức ăn, phải cắt tóc hay đi xe ôm của người có HIV mà đó là yếu tố tự nguyện, quá trình chuyển đổi hành vi còn diễn ra khó khăn hơn là ở những cơ sở y tế với các cán bộ y tế. Có thể thấy, người dân có nhận thức tốt nhưng chưa có những hành vi thực sự tốt, thực sự cởi mở và thân thiện với người có HIV. Với

Nếu mà cả phố, cả chợ chỉ có một người đó bán hàng thì em cũng sẽ mua vì không còn chỗ nào bán nữa cả, nhưng nếu có rất nhiều người cùng bán đồ ăn thì em sẽ không mua của người nhiễm HIV. Cái cảm giác của mình khi mua đồ ăn mà vẫn còn phải nghĩ này nghĩ kia là nó không lây đâu với lại ủng hộ cái này cái khác là cũng không thấy thoải mái rồi. Làm gì cũng phải thoải mái mới làm, nhất là cái việc ăn uống.

73

một tình huống giả định đơn giản “Nếu một người có HIV muốn bắt tay thân thiện với bạn, bạn có sẵn sàng bắt tay lại không?” cũng khiến 14 người cảm thấy nghi ngại, băn khoăn, khó trả lời và 7 người trả lời “không sẵn sàng”. Dẫu biết HIV hoàn toàn không lây qua tiếp xúc thông thường và những con số đã đưa ra ở phần nhận thức cũng cho thấy sự hiểu biết của người dân về đường lây nhiễm là rất cao nhưng có một số lượng tương đối nhiều người trả lời vẫn còn băn khoăn, do dự và có sự phân biệt đối xử trong phần hành vi.

Đặc biệt, với câu hỏi “Nếu một người có HIV làm nghề lái xe ôm, bạn có sẵn sàng đi xe của họ không?” thì những tỷ lệ những câu trả lời “Không”“Khó trả lời” còn cao hơn nhiều: 35 người (8.5%) trong số 411 người được hỏi không sẵn sàng đi xe ôm của người có HIV và 33 người (8%) cảm thấy lưỡng lự, khó trả lời. Sự phân biệt đối xử với người có HIV làm nghề lái xe ôm, một lần nữa, lại không đơn thuần chỉ liên quan đến bệnh AIDS mà còn liên quan đến vấn đề, người có HIV này nhiễm HIV do đâu, do nghiện chích ma túy, do quan hệ tình dục không an toàn hay do lây nhiễm khi sử dụng dịch vụ y tế không đảm bảo? Nếu nhiễm HIV do nghiện chích và do quan hệ tình dục không an toàn thì sự kỳ thị và phân biệt đối xử ở đây được gắn nhãn là tệ nạn xã hội chứ không đơn thuần là yếu tố bệnh tật nữa. Xem xét phỏng vấn sâu sau:

Tiếp theo, câu hỏi “Nếu một người có HIV làm nghề cắt tóc, bạn có sẵn sàng đến quán cắt tóc của họ không?” là một câu hỏi nhằm kiểm chứng lại câu hỏi trước đó trong phần nhận thức: “Theo bạn, người HIV không nên làm nghề gì?” và thợ

H: Nếu một người làm nghề chở xe ôm nhiễm HIV/AIDS cô có sẵn sàng đi xe của người ta không?

Đ: Xe ôm nhiễm HIV do đâu? Do hút chích ma túy hay do quan hệ với gái mại dâm, những người mà thế này thì ngay cả không bị AIDS thì cũng chẳng ai muốn đi cả, trừ khi là thấy an toàn và bất đắc dĩ. Còn nếu là người tử tế thì không sao cả, trước đấy người ta vẫn làm xe ôm, vô tình nhiễm từ vợ chồng hay là sơ sẩy làm sao mà bị thì mọi người sẽ thông cảm.

74

cắt tóc là một trong những phương án trả lời. Với câu hỏi này, có tới 43.8% số người được hỏi cho rằng người có HIV thì không nên làm nghề cắt tóc với nhiều lý do khác nhau. Và một lần nữa, sự phân biệt đối xử lại với người có HIV làm nghề cắt tóc được khẳng định khi 39.2% khẳng định sẽ không cắt tóc ở quán do người có HIV cắt, và một con số cũng tương đối cao 23.1% cảm thấy khó trả lời. Như vậy, so với phần câu hỏi ở lần trước, số người trả lời người có HIV có nên làm nghề cắt tóc giảm từ 56.2% xuống còn 37.5%. Sự cảnh giác của người dân đối với HIV ở những thể loại công việc có liên quan trực tiếp đến máu, dịch của người nhiễm HIV hay những nghề có sự rủi ro như thợ cắt tóc là tương đối cao. Số lượng người tỏ ra sẵn sàng không phân biệt đối xử, không kỳ thị chỉ ở mức dưới con số 50% rất nhiều chứng tỏ, HIV/AIDS vẫn là một căn bệnh mang đến nhiều sự kỳ thị cho người mang nó.

Như vậy, có sự kỳ thị hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mối quan hệ (người lạ, người quen) nam hay nữ, trẻ em hay người lớn và lây nhiễm HIV theo đường nào, trong hoàn cảnh nào... Từ chuyển đổi nhận thức đến chuyển đổi thái độ và hành vi là một hành trình không đơn giản, cần có yếu tố ổn định tác động lâu dài.

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)