Các yếu tố tác động đến thái độ của cộng đồng với người có HIV/AIDS 1 Thái độ của cộng đồng với người có HIV/AIDS theo giới tính

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 63 - 65)

3.1.2.1. Thái độ của cộng đồng với người có HIV/AIDS theo giới tính

Tài liệu “Giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS tại nơi làm việc ở Việt Nam” cho thấy đối với các lao động nữ, sự kỳ thị thường ít hơn vì việc nhiễm bệnh của họ được coi là ít liên quan đến “các tệ nạn xã hội” mà thường bị lây nhiễm từ chồng hoặc người yêu. Bảng dưới đây cung cấp những số liệu từ góc nhìn khác để so sánh về thái độ, quan điểm của phụ nữ và nam giới trong cộng đồng nói chung với người nhiễm HIV/AIDS.

57

Bảng 3.1: Thái độ của nam giới và nữ giới khi biết một người có HIV/AIDS

Cảm xúc đầu tiên của bạn khi bất ngờ biết người đang nói chuyện với mình có HIV là gì?

Nữ

(%)

Nam

(%)

Tỏ thái độ khinh bỉ, xa lánh, lập tức không nói chuyện cùng 0 0 Cố gắng bình tĩnh nói chuyện tiếp nhưng trong lòng cũng

hơi lo ngại, e dè 6.9 6.8

Tìm cách chấm dứt câu chuyện một cách nhẹ nhàng, tránh

tiếp xúc những lần sau 7.8 4.8

Cảm thấy bình thường, vì bản thân đã có hiểu biết về HIV 42.2 49.8 Thấy thông cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ nếu có thể. 43.1 38.6

Tổng 100 100

Bảng số liệu trên cho thấy không có nhiều sự khác biệt trong thái độ của nam giới và nữ giới khi bất ngờ biết người nói chuyện với mình nhiễm HIV/AIDS. Cả nam giới và nữ giới đều không có trường hợp nào tỏ thái độ một cách cực đoan như “khinh bỉ, xa lánh, lập tức không nói chuyện cùng” và một tỷ lệ nhỏ tương đương nhau: 6.9% nữ giới và 6.8% nam giới trả lời “Cố gắng bình tĩnh nói chuyện tiếp nhưng trong lòng cũng hơi lo ngại, e dè”. Sự khác biệt thể hiện ở các lựa chọn còn lại như chỉ có 4.8% nam giới lựa chọn phương án “Tìm cách chấm dứt câu chuyện một cách nhẹ nhàng, tránh tiếp xúc những lần sau” so với tỷ lệ 7.8% nữ giới. Tuy nhiên, nữ giới cũng là nhóm có câu trả lời tỏ thái độ thông cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ người có HIV/AIDS hơn nam giới: 43.1% so với 38.6%. Ngược lại, trong câu trả lời “Cảm thấy bình thường, vì bản thân đã có hiểu biết về HIV” thì tỷ lệ nam giới chọn phương án này lại cao hơn nữ giới 7.6%. Như vậy, bảng số liệu trên không cho phép đưa ra một kết luận rằng nam giới có thái độ với người nhiễm HIV/AIDS tích cực hơn nữ giới và ngược lại hay không mà sự khác biệt ở đây chỉ cho thấy một điều rằng, phải chăng nữ giới phần nào đó vừa thể hiện sự đề phòng nhưng cũng lại thể hiện sự tế nhị, cảm thông hơn so với nam giới trong cách cư xử. Tuy nhiên, qua một ý kiến phỏng vấn sâu cho thấy, việc một người có thái độ như

58

thế nào với người nói chuyện với mình còn phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh, địa điểm, thời gian của cuộc nói chuyện. Xem xét ý kiến sau:

Để làm rõ hơn nhiều ý kiến trong Phiếu trưng cầu ý kiến, phỏng vấn sâu đã lặp lại một số câu hỏi nhằm tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Như vậy, có thể thấy rằng, thái độ lo lắng, e ngại khi biết người đang nói chuyện với mình nhiễm HIV còn phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh, đối tượng người nói chuyện là ai, có quen biết hay không. Và cảm giác e ngại và lo lắng xuất hiện nhiều nhất khi người nhiễm HIV đó là người hoàn toàn xa lạ, hoặc gặp ở bến xe, bến tàu, trên đường đi, ở chỗ vắng người. Thực tế có không ít trường hợp “con sâu làm rầu nồi canh” khi trong cộng đồng đã từng xuất hiện những trường hợp gọi theo kiểu văn nói là “xin đểu”, đặc biệt là trên những đoạn đường vắng, cầm kim tiêm đe dọa, khống chế nạn nhân. Những câu chuyện như trên chưa có số liệu thống kê cụ thể, thực hư như thế nào nhưng thực tế, HIV/AIDS đã bị một số người thiếu ý thức lợi dụng gây lan truyền, tạo thành làn sóng e ngại, sợ hãi trong cộng đồng. Điều này làm ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)