Hành vi của cộng đồng với người có HIV/AIDS theo địa bàn

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 83 - 85)

100 94.3 97.0 Đuổi người có HIV/AIDS ra khỏi nhà 95.3 92

3.2.2.2. Hành vi của cộng đồng với người có HIV/AIDS theo địa bàn

Hai thôn mà tác giả tiến hành khảo sát là hai thôn cóvị trí địa lý gần cạnh nhau và cùng mang đặc thù là vùng nông thôn khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, liệu có sự khác biệt về hành vi liên quan tới HIV/AIDS giữa hai khu vực này hay không? Bảng số liệu dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi này.

Bảng 3.6: Hành vi của người dân thôn Cao Bồ và An Lộc Hạ với người có HIV qua các tình huống giả định

Các tình huống giả định An Lộc Hạ Cao Bồ

Nếu người có HIV muốn bắt tay 203 94.0%

187

95.9%

Nếu người có HIV bán đồ ăn 178 82.4% 179 91.8% Nếu người có HIV làm nghề chạy xe ôm 180 83.3%

163

83.6%

Nếu người có HIV làm nghề cắt tóc 98 45.4%

56

77

Trên đây là bảng số liệu tổng hợp các ý kiến đồng ý đối với mỗi tình huống giả định với người có HIV là người bán đồ ăn, người có HIV muốn bắt tay thân thiện, người có HIV làm nghề cắt tóc và người có HIV làm nghề chạy xe ôm thì người trả lời có sẵn sàng sử dụng những dịch vụ mà người có HIV làm hay không. Nói chung, không có sự chênh lệch nhiều về hành vi của cộng đồng với người có HIV chia theo khu vực địa lý là thôn Cao Bồ và thôn An Lộc Hạ. Các phương án trả lời có sự khác nhau nhưng cũng không rõ rệt, tuy nhiên ít nhiều cũng vẫn tồn tại khoảng cách về thái độ và hành vi mặc dù rất khó để đánh giá thôn nào có hành vi tích cực với người có HIV hơn thôn nào. Ví dụ, ở trường hợp giả định, nếu người có HIV bán đồ ăn thì ở Cao Bồ, các câu trả lời chọn phương án có là 91.8% cao hơn của An Lộc Hạ là 9.4%, ở tình huống nếu người có HIV muốn bắt tay thì kết quả không chênh lệch nhiều, Cao Bồ nhỉnh hơn An Lộc Hạ là 1.9% (95.9% so với 94%), ở tình huống người có HIV làm nghề xe ôm thì hai kết quả gần như ngang bằng. Nhưng tại tình huống “nếu người có HIV làm nghề cắt tóc, anh/chị có sẵn sàng đến quán cắt tóc của họ không?” thì người dân ở thôn An Lộc Hạ tỏ ra tích cực hơn nhiều so với người dân ở thôn Cao Bồ, sự chênh lệch này là tương đối lớn, 45.4% so với 28.7%. Với những số liệu trên, rất khó để khẳng định rằng, người dân An Lộc Hạ có thái độ, hành vi tốt hơn người dân ở thôn Cao Bồ và ngược lại. Điều này cũng không khó giải thích vì Cao Bồ và An Lộc Hạ là hai thôn khác nhau nhưng vị trí địa lý là giáp ranh nhau nên không có sự khác nhau mang tính chất đặc thù vùng miền. Hơn nữa, ở cả hai thôn đều đã có những trường hợp nhiễm HIV và đều từ nguyên nhân lây nhiễm từ chồng, mặc dù ở An Lộc Hạ trường hợp có HIV đã chuyển đi nơi khác sinh sống và làm việc, còn ở Cao Bồ thì người có HIV hiện vẫn đang sinh sống và làm việc tại địa phương. Đặc biệt là, cả hai thôn đều cùng được triển khai dự án “Giới và phòng chống HIV/AIDS” do đó, có những điểm tương đồng và nhận thức, thái độ, hành vi của người dân về các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS có nhiều nét giống nhau cũng là điều dễ hiểu.

78

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)