Mối quan hệ giữa điều kiện làm việc, thời gian làm việc, cƣờng độ lao động với năng suất lao động và lợi nhuận

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 48)

lao động với năng suất lao động và lợi nhuận

Khả năng lao động của con ngƣời là khả năng thực hiện một khối lƣợng công việc nhất định, có chất lƣợng nhất định, trong một thời gian nhất định. Khả năng lao động này thay đổi vào các thời kỳ khác nhau trong thời gian làm việc, do tác động của nhiều nhân tố của môi trƣờng bên ngoài làm thay đổi tính chất diễn biến của các chức năng tâm lý trong cơ thể con ngƣời. Tạo ra môi trƣờng, điều kiện làm việc và thời gian làm việc hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tránh đƣợc sự hao mòn sức lao động trƣớc thời hạn và giữ đƣợc các chỉ tiêu kinh tế cần thiết của hoạt động sản xuất nhƣ tạo ra năng suất lao động cao, chất lƣợng tốt, giảm mệt mỏi và tăng thêm tính hấp dẫn đối với ngƣời lao động.

Nhƣng để tạo ra điều kiện làm việc tốt, doanh nghiệp phải đầu tƣ vào trang thiết bị kỹ thuật, nhà xƣởng, tổ chức tốt việc khám và theo dõi sức khỏe ngƣời lao

động, sử dụng rộng rãi các thiết bị và phƣơng tiện phòng hộ cá nhân cũng nhƣ tổ chức tốt việc phụ cấp, bồi dƣỡng hiện vật, nhất là đối với ngƣời lao động làm việc nặng nhọc, độc hại. Kinh phí để trang trải cho công tác này cũng là một khoản đầu vào không nhỏ trong chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nó cũng làm cho giảm mức lợi nhuận thu đƣợc. Song về dài hạn, ngƣời lao động phải đảm bảo sức khỏe mới phục vụ đƣợc sản xuất lâu dài và điều kiện làm việc tốt mới có thể đạt năng suất lao động cao, chất lƣợng tốt góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Hơn nữa, trong điều kiện làm việc đảm bảo và thƣờng xuyên sử dụng các phƣơng tiện phòng hộ cá nhân ngƣời lao động cũng sẽ hạn chế bị mắc các bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động do tác động của các yếu tố nguy hiểm, giảm chi phí của doanh nghiệp cho các khoản này.

Trong số các nhân tố chính có ảnh hƣởng tới khả năng lao động là chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi và cƣờng độ làm việc của ngƣời lao động. Nếu trong thời gian làm việc cƣờng độ lao động căng thẳng quá mức để rồi sau đó sức khỏe bị suy sụp thì không thể có năng suất lao động cao. Trong điều kiện bình thƣờng, nếu kéo dài thời gian làm việc của ngƣời lao động thì sản lƣợng làm ra sẽ tăng lên, về lý thuyết trong ngắn hạn thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng. Nhƣng về lâu dài việc kéo dài thời gian làm việc không hợp lý sẽ nhanh chóng dẫn tới tình trạng ngƣời lao động mệt mỏi dai dẳng do không đủ thời gian tái sản xuất sức lao động. Vậy nên nếu vì lợi ích trƣớc mắt mà ngƣời sử dụng kéo dài thời gian làm việc thì về lâu dài không thể đẩy năng suất lao động lên cao, ngƣời lao động lại càng không thể lao động sáng tạo đƣợc.

Thời gian lao động, cƣờng độ lao động tỷ lệ thuận với lợi nhuận, nhƣng việc kéo dài thời gian và tăng cƣờng độ làm việc không hợp lý, khai thác cạn kiệt sức lao động mà không có biện pháp tái tạo, bồi dƣỡng thì không chỉ làm thiệt hại cho ngƣời lao động mà lợi ích của doanh nghiệp, của ngƣời sử dụng lao động cũng không thể đạt đƣợc. Vì vậy doanh nghiệp cần phải có kế hoạch làm việc hợp lý, khoa học và tạo điều kiện cho ngƣời lao động đƣợc nghỉ ngơi, coi đó là một trong

những điều kiện cần thiết để tái sản xuất mở rộng, đồng thời góp phần đảm bảo chất lƣợng sản phẩm và năng suất cao của lao động trong thời gian làm việc.

Tóm lại, qua phân tích các mối quan hệ giữa các nhân tố lợi ích kinh tế của ngƣời lao động với lợi ích kinh tế của ngƣời sử dụng lao động ta thấy rõ ràng lợi ích kinh tế của ngƣời sử dụng lao động với ngƣời lao động vừa mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau, tác động đan xen lẫn nhau. Điều này đƣợc thể hiện: Ngƣời sử dụng lao động thì tìm mọi cách để cắt giảm chi phí trả công lao động nhằm thu lại lợi nhuận tối đa, còn ngƣời lao động thì cố gắng làm sao để có công việc ổn định, thu nhập cao. Vì vậy, để đảm bảo đƣợc lợi ích kinh tế cho cả hai phía cần phải biết phối hợp, phân bổ các lợi ích một cách hài hòa. Muốn vậy, ngƣời sử dụng lao động cần phải biết cách phân bổ các nguồn lực của mình sao cho hợp lý, đảm bảo thỏa mãn cao nhất lợi ích kinh tế của ngƣời lao động tại doanh nghiệp, động viên ngƣời lao động phát huy cao tinh thần lao động sáng tạo, tiết kiệm, với kỷ luật cao và chất lƣợng tốt, đồng thời đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Về phía ngƣời lao động, cần phải có tinh thần làm việc hết mình, gắn bó với doanh nghiệp, quan tâm và thấy trách nhiệm của mình trong hiệu quả sản xuất của đơn vị, thấy đƣợc sự nỗ lực của ngƣời sử dụng lao động trong việc tạo ra lợi ích cho mình. Cũng cần phải biết cảm thông, chia sẻ khi doanh nghiệp gặp phải khó khăn bất thƣờng. Chỉ nhƣ vậy thì mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động mới bình ổn, hài hòa, tạo ra thế và lực cho phát triển doanh nghiệp trong hiện tại và tƣơng lai.

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 48)