ích kinh tế trong các doanh nghiệp
Từ những kinh nghiệm thế giới và trong nƣớc về việc giải quyết vấn đề đảm bảo lợi ích kinh tế cho ngƣời lao động trong các doanh nghiệp nêu trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với vấn đề đảm bảo lợi ích kinh tế cho ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân ở Thái Bình nhƣ sau:
Về phía nhà nước:
Thứ nhất, uỷ ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo các ngành liên quan nhƣ Sở Kế hoạch - Đầu tƣ, Sở Lao động – Thƣơng binh – Xã hội (LĐTBXH), Liên đoàn Lao động tỉnh, các ban quản lý khu công nghiệp thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thanh kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trƣờng hợp vi phạm lợi ích kinh tế giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động.
Thứ hai, các cơ quan lao động, công đoàn thƣờng xuyên quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm và tạo quan hệ lao động tốt đẹp trong các doanh nghiệp đặc biệt là trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân, tổ chức các cuộc họp mặt và biểu dƣơng các doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luật về lao động, đảm bảo lợi ích của ngƣời lao động. Khuyến khích, nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh cam kết về lợi ích đã hứa với công nhân qua đó tạo niềm tin cho công nhân lao động đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Về phía doanh nghiệp:
Thứ nhất, luôn thực hiện nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh, quy định về việc đảm bảo lợi ích cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp.
Thứ hai, cần quan tâm chú ý đến đời sống ngƣời lao động, đảm bảo hài hoà lợi ích giữa hai bên trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, khi có tranh chấp xảy ra, doanh nghiệp cần nhanh chóng cùng tổ chức công đoàn tiếp nhận và lắng nghe các kiến nghị của tập thể lao động, trên cơ sở đó tổ chức đối thoại, thƣơng lƣợng, hoà giải với tập thể lao động. Giải đáp và cam kết thực hiện các kiến nghị liên quan đến quyền lợi của ngƣời lao động.
Thứ tư, thƣờng xuyên tổ chức rút kinh nghiệm, đề ra các biện pháp chấn chỉnh công tác quản lý lao động sao cho hiệu quả, đề phòng và xử lý những mâu thuẫn nhỏ mới phát sinh một cách kịp thời.
Thứ năm, phối hợp với tổ chức công đoàn xây dựng các biện pháp phòng ngừa tranh chấp lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định trong doanh nghiệp.
Về phía tổ chức công đoàn:
Thứ nhất, công đoàn cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện các thoả thuận giữa các bên, hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền, góp phần bảo đảm việc thực hiện các quyền, lợi ích ngƣời lao động và sự ổn định của doanh nghiệp.
Thứ hai, khi có tranh chấp lao động tập thể hoặc có biểu hiện phản ứng tập thể, đại diện ban chấp hành công đoàn nhanh chóng gặp gỡ, tiếp xúc với tập thể lao động hoặc đại diện để tìm hiểu tình hình, tâm tƣ, nguyện vọng và các kiến nghị yêu cầu của ngƣời lao động, đồng thời vận động ngƣời lao động ổn định trật tự và trở lại vị trí làm việc.
Thứ ba, luôn chuẩn bị các điều kiện, phƣơng án để thƣơng lƣợng, đối thoại với ngƣời sử dụng lao động, hƣớng dẫn tập thể lao động thực hiện các bƣớc thƣơng lƣợng, hoà giải theo trình tự thủ tục quy trình quy định.
Thứ tư, công đoàn cơ sở cần tổ chức các hình thức thông tin, toạ đàm rút kinh nghiệm trong tập thể ngƣời lao động để tạo sự thống nhất và đề ra các biện pháp phòng ngừa tranh chấp lao động phát sinh trong doanh nghiệp.
Kết luận chƣơng 1
Tóm lại, lợi ích kinh tế là kết quả vật chất của những hoạt động kinh tế của con ngƣời. Trong nền kinh tế hàng hoá lợi ích kinh tế là nguồn gốc động lực của cạnh tranh, thúc đẩy mỗi cá nhân, mỗi tập thể và toàn xã hội hành động. Nếu không đạt đƣợc lợi ích kinh tế, khi lợi ích kinh tế bị vi phạm, động lực sẽ bị suy giảm, đây là căn nguyên của tình trạng trì trệ, kém hiệu quả trong hoạt động của mỗi ngƣời và toàn xã hội.
Đối với các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân (DNDMTN), lợi ích kinh tế của ngƣời sử dụng lao động trong doanh nghiệp bao gồm tất cả những yếu tố góp phần làm tăng lợi nhuận nhƣ tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh thu. Tuy nhiên để thực hiện đƣợc những mục tiêu này lại phụ thuộc rất lớn vào ngƣời lao động, những ngƣời đang trực tiếp sử dụng công nghệ, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất, nguồn nguyên liệu của nhà đầu tƣ trong quá trình sản xuất. Nhƣ vậy có thể nói lợi nhuận tối đa mà chủ doanh nghiệp thu đƣợc một phần từ lao động quản lý và vốn liếng của mình nhƣng phần lớn là từ lao động sáng tạo của ngƣời lao động, tức là phần giá trị thặng dƣ do ngƣời lao động tạo ra. Vì vậy muốn thu đƣợc lợi ích kinh tế cao nhất, ngƣời sử dụng lao động phải làm sao khai thác và phát huy đƣợc tốt nhất tiềm năng của lao động vào mục tiêu sản xuất, để cho mọi ngƣời lao động đều hăng hái làm việc với năng suất và chất lƣợng cao, khai thác và sử dụng hiệu quả tối đa những nguồn vật chất của doanh nghiệp sẵn có vào mục đích phát triển doanh nghiệp, hay nói cách khác, muốn đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận đề ra, ngƣời sử dụng lao động phải thực hiện tốt lợi ích kinh tế cho ngƣời lao động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chƣơng 2