Về chế độ bảo hiểm xã hội:
Theo điều 3 của luật Bảo hiểm xã hội năm 2006:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của ngƣời lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Trong đó có bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động phải tham gia.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hƣu trí; tử tuất.
Bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp đƣợc quy định tại điều 149 Bộ Luật Lao động. Áp dụng đối với doanh nghiệp có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Căn cứ vào Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 và nghị định 62/2009/NĐ-CP ngày27/7/2009 thì từ ngày 01/01/2010 tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội là 22% trong đó ngƣời sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng 16% so với tổng quỹ tiền lƣơng của những ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội trong đơn vị; ngƣời lao động đóng 6% so với quỹ tiền lƣơng.
Theo quy định của Luật BHXH, việc xử phạt các đơn vị vi phạm chế độ BHXH vẫn thực hiện theo Nghị định 113/2004/NĐ-CP ban hành ngày 16/4/2004, mức phạt áp dụng đối với chủ sử dụng lao động không đóng BHXH từ 500.000 đồng đến 20 triệu đồng/lần phạt. Theo nghị định 62/2009/NĐ-CP của Chính phủ: Từ 01/10/2010, cơ quan, tổ chức, ngƣời sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH, BHYT,
BHTN mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ thì cùng với việc phải đóng sẽ nộp số tiền lãi trong thời gian chậm đóng. Tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN đƣợc tính theo mức lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nƣớc công bố (từ 1/12/2009, lãi suất cơ bản là 8%/năm)
Về chế độ bảo hiểm y tế:
Theo điều 2 của Luật Bảo hiểm y tế năm 2008: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm đƣợc áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nƣớc tổ chức thực hiện và các đối tƣợng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này.
Trong đối tƣợng đóng BHYT đƣợc quy định tại điều 12 của luật Bảo hiểm y tế thì có ngƣời lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; ngƣời lao động là ngƣời quản lý doanh nghiệp hƣởng tiền lƣơng, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lƣơng, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
Mức đóng hằng tháng của đối tƣợng này đƣợc quy định trong nghị định 62/2009/NĐ-CP của Chính phủ là 4,5% (tính từ ngày 01/01/2009), trong đó ngƣời sử dụng lao động đóng 3%, ngƣời lao động đóng 1,5% mức tiền công/tiền lƣơng tháng của ngƣời lao động.
Ngƣời sử dụng lao động có trách nhiệm trích tiền đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của mình và thu tiền đóng BHYT của ngƣời lao động nộp cho cơ quan BHXH theo quy định hàng tháng.
Về chế độ bảo hiểm thất nghiệp:
Theo khoản 3 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định: Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ: Trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ học nghề và hỗ trợ tìm việc làm.
Tại khoản 2 Điều 16 bộ luật này quy định ngƣời lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp có các trách nhiệm sau đây:
- Thông báo hằng tháng với tổ chức bảo hiểm xã hội về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian hƣởng trợ cấp thất nghiệp;
- Nhận việc làm hoặc tham gia khoá học nghề phù hợp khi tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu.
Tại Điều 81 luật Bảo hiểm xã hội quy định: Ngƣời thất nghiệp đƣợc hƣởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mƣời hai tháng trở lên trong thời gian hai mƣơi bốn tháng trƣớc khi thất nghiệp; đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội; chƣa tìm đƣợc việc làm sau mƣời lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.
Về mức trợ cấp thất nghiệp, tại Điều 82 luật này cũng quy định: Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lƣơng, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trƣớc khi thất nghiệp.
Về thời gian hƣởng trợ cấp thất nghiệp tại khoản 2 Điều 82 quy định nhƣ sau:
- Ba tháng, nếu có từ đủ mƣời hai tháng đến dƣới ba mƣơi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
- Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mƣơi sáu tháng đến dƣới bảy mƣơi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
- Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mƣơi hai tháng đến dƣới một trăm bốn mƣơi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
- Mƣời hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mƣơi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.
Mức đóng BHTN đƣợc quy định trong nghị định 62/2009/NĐ-CP là 2%, trong đó ngƣời sử dụng lao động đóng 1%, ngƣời lao động đóng 1% tiền công hàng tháng.
Tóm lại, nhà nƣớc ta đã ban hành tƣơng đối đầy đủ, toàn diện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm ràng buộc ngƣời sử dụng lao động trong việc đảm bảo lợi ích kinh tế ngƣời lao động trong các loại hình doanh nghiệp.