Về phía các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 105)

Chƣa xây dựng và thực hiện tốt cơ chế ba bên để giải quyết những vấn đề lợi ích kinh tế thuộc quan hệ lao động. Mặc dù có hệ thống tổ chức bộ máy quản lý lao động từ trung ƣơng đến cấp huyện nhƣng việc tổ chức tuyên truyền, công tác thẩm tra, xét duyệt thỏa ƣớc lao động tập thể, nội quy lao động, nội quy trả lƣơng, trả thƣởng cho các doanh nghiệp theo quy định chƣa chặt chẽ và triệt để. Công tác quản lý nhà nƣớc về lao động ở địa phƣơng còn nhiều bất cập và lúng túng. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động chƣa thực hiện một cách triệt để. Chƣa xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Công tác tuyên truyền pháp luật cho ngƣời sử dụng lao động chƣa đƣợc coi trọng.

Công tác thanh tra doanh nghiệp thực hiện các chính sách chế độ về lao động chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Lực lƣợng làm công tác thanh tra lao động quá mỏng nên không kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời những trƣờng hợp vi phạm pháp luật lao động, để cho các vi phạm có điều kiện kéo dài thành hệ thống, tạo những bất bình trong ngƣời lao động, khoét sâu mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế cũng nhƣ quan hệ lao động trong doanh nghiệp.

Các chế tài xử lý các vi phạm chính sách đối với ngƣời lao động chƣa đủ mạnh, mức phạt quá nhẹ hầu nhƣ không có tác dụng răn đe đối với các vi phạm, nhƣ tình trạng nhiều doanh nghiệp sẵn sàng nộp phạt vì trốn đóng bảo hiểm xã hội để lấy khoản tiền này sử dụng vào mục đích khác.

Bên cạnh đó sự hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội chƣa thực sự mang lại hiệu quả, chƣa thể hiện đƣợc vai trò của mình khi có tranh chấp lao động. Tỷ lệ các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân có tổ chức đảng, đoàn, công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ là quá thấp trên tổng số các doanh nghiệp, thậm chí nếu có cũng chỉ mang tính hình thức. Điều này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc đảm bảo lợi ích của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân nói riêng và ngƣời lao động nói chung. Bởi vì các tổ chức chính trị - xã hội này chính là tiếng nói của ngƣời lao động, là lực lƣợng đại diện cho lợi ích ngƣời lao động trong quá trình tham gia sản xuất kinh doanh và nhất là khi có tranh chấp lao động xảy ra.

Kết luận chƣơng 2

Lợi ích kinh tế lớn nhất của ngƣời lao động là tiền lƣơng, thu nhập và các phúc lợi khác. Việc giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động có vai trò quan trọng trong thúc đẩy sản xuất phát triển. Lợi ích kinh tế của ngƣời lao động tại doanh nghiệp là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển. Giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích kinh tế giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động trong doanh nghiệp nói chung, trong doanh nghiệp dệt may tƣ nhân nói riêng có ý nghĩa quan trọng, là một trong những mục tiêu chủ yếu để làm lành mạnh quan hệ lao động trong doanh nghiệp, nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, cải thiện thu nhập và điều kiện làm việc cho ngƣời lao động, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây cũng là nội dung phù hợp với chính sách phát triển kinh tế tƣ nhân của Đảng và Nhà nƣớc ta, tạo điều kiện cho việc thu hút mạnh mẽ đầu tƣ từ mọi thành phần kinh tế, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc trong thời kỳ đổi mới.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 105)