Thực trạng việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ khác cho ngƣời lao động

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 91)

hiểm thất nghiệp và các chế độ khác cho ngƣời lao động

Toàn tỉnh Thái Bình hiện nay có 2.700 đơn vị tham gia BHXH, BHYT với số ngƣời là 285.647 ngƣời, trong đó khu vực sản xuất kinh doanh có 1.115 doanh nghiệp, cơ sở với số ngƣời tham gia là 65.940 ngƣời [2]. Trong đó:

- Khối doanh nghiệp nhà nƣớc 152 đơn vị với số ngƣời tham gia BHXH, BHYT là 18.768 ngƣời đạt 100% .

- Khối hợp tác xã 455 đơn vị với số ngƣời tham gia BHXH, BHYT là 3.592 ngƣời đạt 60,1%.

- Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh 473 đơn vị với số ngƣời tham gia BHXH, BHYT là 22.815 ngƣời đạt 27,8%.

- Khối doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 35 đơn vị với số ngƣời tham gia BHXH, BHYT là 20.265 ngƣời đạt 60,2%.

Đặc biệt chỉ có 18 doanh nghiệp dệt may (trong số này chỉ có 6 doanh nghiệp dệt may tƣ nhân) với số lao động là 21.920 lao động trên tổng số 146 doanh nghiệp dệt may toàn tỉnh tham gia BHXH, BHYT. Nhƣ vậy số doanh nghiệp dệt may tƣ nhân tham gia BHXH, BHYT chỉ đạt12,3% tổng số doanh nghiệp dệt may [2].

So với các doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân thực hiện chế độ bảo hiểm cho ngƣời lao động hiện ở mức độ rất thấp, tình trạng man trá trong việc đóng BHXH cho ngƣời lao động xảy ra khá phổ biến. Có những trƣờng hợp doanh nghiệp không đóng bảo hiểm y tế cho ngƣời lao động, khi ngƣời lao động đau ốm phải nằm viện mới phát hiện ra mình không có bảo hiểm y tế. Nhìn chung, việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động chỉ đƣợc làm tốt ở một số doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh khá tốt và ổn định, các trƣờng hợp doanh nghiệp vi phạm về chế độ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ngƣời lao động đa số xảy ra ở những đơn vị có quy mô sản xuất nhỏ, làm ăn kém hiệu quả, thu nhập của ngƣời lao động thấp nên không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội, hoặc nợ đọng kéo dài. Cũng có nhiều doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận nên trốn tránh nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động,

các doanh nghiệp này thƣờng né tránh việc đóng BHXH cho ngƣời lao động bằng nhiều hình thức nhƣ:

- Thƣờng xuyên ký hợp đồng lao động ngắn hạn (3 tháng) với lý do là công việc không thƣờng xuyên ổn định, chỉ làm theo mùa vụ hoặc làm công việc tạm thời (thực chất là làm việc liên tục); kê khai số lao động hợp đồng chính thức xuống dƣới 10 ngƣời...để không đóng BHXH.

- Chỉ đóng BHXH cho một số lao động là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật chủ chốt của doanh nghiệp nhằm đối phó với các cơ quan quản lý về lao động và cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh.

- Nếu doanh nghiệp có đóng BHXH cho ngƣời lao động thì thƣờng đóng trên nền lƣơng danh nghĩa hoặc lƣơng tối thiểu ghi trên hợp đồng lao động.

- Cá biệt có một số doanh nghiệp vẫn khấu trừ 6% tiền lƣơng của ngƣời lao động nhƣng lại không đóng cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Việc các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân không thực hiện chế độ BHXH cho ngƣời lao động đã làm thiệt hại về lợi ích vật chất của ngƣời lao động cả trƣớc mắt và lâu dài (ngƣời lao động sẽ không đƣợc hƣởng các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hƣu trí, tử tuất...) cũng nhƣ gây thiệt hại cho Quỹ Bảo hiểm xã hội; đồng thời tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ BHXH với các doanh nghiệp không thực hiện chế độ BHXH.

Riêng với chế độ hƣởng bảo hiểm thất nghiệp, tính đến ngày 29/12/2010 trong 1.313 hồ sơ của ngƣời lao động đề nghị hƣởng chế độ Bảo hiểm thất nghiệp thì đã có 992 ngƣời đƣợc hƣởng BHTN (trong đó có 976 trƣờng hợp hƣởng trợ cấp hàng tháng, 16 trƣờng hợp hƣởng trợ cấp 1 lần), 312 trƣờng hợp không đủ điều kiện hƣởng vì nhiều lý do khác nhau [30].

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 91)