Đặc điểm lao động và sử dụng lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 65)

Khi nghiên cứu các doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Thái Bình có thể rút ra một số nhận xét sau:

Một là, số lượng lao động hoạt động trong các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn toàn tỉnh chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Dệt may là ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động, lao động dệt may có xu hƣớng ngày càng tăng cùng với sự phát triển ngành dệt may tỉnh Thái Bình.

Bảng 2.2: Lao động ngành dệt may ở tỉnh Thái Bình

Năm Số lƣợng (nghìn lao động)

Tỷ lệ % trên tổng số lao động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

2005 30 18

2008 40 23

2009 55 32

2010 60 -

Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Sở Công thương và Niên Giám Thống kê Thái Bình (2009).

Quan sát bảng 2.2, theo thống kê của Sở Công thƣơng tỉnh Thái Bình, năm 2005 lao động ngành dệt may có 30.000 lao động chiếm 18% tổng số lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến; chế tạo toàn tỉnh, thì đến năm 2010 đã là trên 60.000 lao động. Số lƣợng lao động có xu hƣớng tăng khá trong khoảng 3 năm

gần đây, trƣớc đây từ năm 2005 đến 2008, mất 3 năm mới tăng đƣợc 10.000 lao động thì giai đoạn 2008- 2009 chỉ mất một năm để tăng thêm 15.000 lao động, năm 2009 – 2010 tuy gặp phải khủng hoảng kinh tế nhƣng ngành dệt may vẫn tạo thêm việc làm cho 5.000 lao động. Cơ cấu lao động trong tỉ trọng lao động chế biến; chế tạo cũng liên tục tăng, điều này một lần nữa khẳng định vai trò của ngành dệt may trong việc tạo thêm việc làm cho ngƣời lao động, giảm bớt sức ép việc làm cho Tỉnh.

Hai là, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh sử dụng lao động với quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu .

Theo số liệu khảo sát của ngành Công thƣơng, tính đến 31/12/2010, trên địa bàn tỉnh hiện có 146 doanh nghiệp tham gia sản xuất hàng dệt may, sử dụng trên 60.000 lao động. Trong đó quy mô sử dụng lao động nhƣ bảng sau:

Bảng 2.3: Quy mô sử dụng lao động trong các doanh nghiệp dệt may Thái Bình STT Quy mô Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Dƣới 10 lao động 7 4,8 2 Từ 10 đến 49 lao động 23 15,8 3 Từ 50 đến 99 lao động 27 18,5 4 Từ 100 đến 199 lao động 30 20,5 5 Từ 200 đến 300 lao động 33 22,6 6 Từ 300 lao động trở lên 26 17,8 Tổng số 146 100

Nguồn: Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình(2010), Báo cáo kết quả điều tra về tình hình lao động.

doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ba là, cơ cấu nhóm tuổi lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình chủ yếu là từ 19 đến 29 tuổi; lao động nữ chiếm khoảng 80% lực lượng lao động toàn ngành.

Trong số các doanh nghiệp dệt may năm 2010 qua Báo cáo Tổng hợp doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh của Sở Kế hoạch và đầu tƣ tỉnh [25] có thể thấy về nhóm tuổi lao động (LĐ): + Dƣới 19 tuổi: 13% + Từ 19 tuổi đến 29 tuổi: 52% + Từ 30 tuổi đến 39 tuổi: 20% + Từ 40 tuổi đến 49 tuổi: 11% + Từ 50 tuổi trở lên: 4% 13% 52% 20% 11% 4% LĐ dưới 19 tuổi LĐ từ 20 đến 29 tuổi LĐ từ 30 đến 39 tuổi LĐ từ 40 đến 49 tuổi LĐ trên 50 tuổi

Biểu 2.2: Cơ cấu lao động trong ngành dệt may ở tỉnh Thái Bình theo nhóm tuổi

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình (2010), Báo cáo tổng hợp tình hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trong đó do đặc thù ngành nên tỉ lệ lao động nữ chiếm khoảng 80% tổng số lao động toàn ngành.

Với đặc điểm lao động dệt may chủ yếu là nữ, đa phần lại là nữ trẻ, có thể thấy sau khi xây dựng gia đình và luống tuổi thì năng suất, chất lƣợng giảm sút. Hơn nữa lao động nữ lại có yếu tố sức khỏe và yếu tố tâm sinh lý không ổn định, có nhiều điều kiện khác biệt nên có thể thấy: tình trạng lao động bỏ việc, tự do chuyển chỗ làm khá phổ biến. Nhiều doanh nghiệp vừa tuyển đƣợc lớp công nhân mới, lại có

lớp cũ bỏ đi làm chỗ khác. Những doanh nghiệp có chính sách đãi ngộ tốt với công nhân biến động lao động thấp hơn, nhƣng qua theo dõi tỷ lệ đó chỉ đạt 15-20%.

Bốn là, cơ cấu trình độ chuyên môn chủ yếu là lao động nghề sơ cấp, phổ thông.

Cũng theo báo cáo này về trình độ ngƣời lao động trong ngành dệt may cũng còn thấp, đa phần là lao động phổ thông, hoặc đào tạo nghề cơ bản.

+ Trình độ đại học (ĐH) và trên đại học: 4% + Trung cấp: 9% + Công nhân kỹ thuật: 14% + Lao động nghề sơ cấp, phổ thông: 73%

4% 9% 14% 73% Trình độ ĐH và trên ĐH Trình độ trung cấp Công nhân kỹ thuật Trình độ nghề sơ cấp và phổ thông

Biểu 2.3: Cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Thái Bình phân theo trình độ chuyên môn

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình (2010), Báo cáo tổng hợp tình hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Về cơ bản lực lƣợng lao động trong các doanh nghiệp dệt may có trình độ thấp hơn so với mặt bằng trình độ lao động chung trong tỉnh. Có thể nói, trong thời gian qua tỉnh Thái Bình đã quan tâm và chỉ đạo sát sao tới công tác đào tạo nghề theo định hƣớng trong khu vực lợi thế, trong đó chú ý tới việc tăng nhanh số lƣợng lao động tham gia các lớp dạy nghề dài hạn, nhờ đó mà ngƣời lao động dễ dàng tìm đƣợc một công việc ổn định hơn. Vì thế mà ngƣời lao động, nhất là lao động ở khu vực nông thôn đã từng bƣớc đƣợc nâng cao tay nghề, có trình độ chuyên môn ổn định, có điều kiện tìm kiếm việc làm phù hợp hay tự tạo việc làm cho mình theo những ngành nghề đã đƣợc đào tạo. Tuy nhiên, vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu thực tế,

đặc biệt với ngành dệt may. Với đặc thù lao động phổ thông là chính, nhu cầu lao động lớn đã dẫn đến tình trạng lao động chỉ đƣợc đào tạo qua học nghề cơ bản, thiếu ý thức lao động công nghiệp. Do thiếu lao động, một số doanh nghiệp không cần cả chứng chỉ đào tạo mà tuyển lao động tự do về tự đào tạo, kèm cặp.

Năm là, công tác quản trị nhân sự trong nhiều doanh nghiệp yếu kém, thiếu quy chế lao động cụ thể.

Quy chế tiền lƣơng, tiền thƣởng không rõ ràng, minh bạch, khi có tranh chấp lao động đổ lỗi trách nhiệm cho nhau. Hầu hết các doanh nghiệp dệt may chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc nhân sự, lao động vẫn theo kiểu tức thời, quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ lẻ, nên trình độ ngƣời lao động chƣa cao là tất yếu.

Qua phân tích số liệu, chúng ta có thể rút ra những điểm cần lƣu ý về lao động và sử dụng lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình nhƣ sau:

Thứ nhất, sử dụng và tuyển dụng nhiều lao động mà đa số là lực lƣợng lao động trẻ và đa phần là nữ giới.

Thứ hai, tỷ lệ lao động chƣa qua đào tạo vẫn còn ở mức cao, đây là vấn đề quan trọng đặt ra cho các doanh nghiệp là phải tiếp tục tăng cƣờng việc bồi dƣỡng, đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho ngƣời lao động để sử dụng máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển doanh nghiệp.

Thứ ba, lực lƣợng lao động trong các doanh nghiệp dệt may thƣờng xuyên biến động, ngƣời lao động trong doanh nghiệp thƣờng không có mục tiêu dài hạn trong công việc của mình khi làm tại một doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề hết sức quan trọng đặt ra cho các doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động cho phù hợp, cũng nhƣ đặt ra cho chính quyền các cấp trong việc giải quyết các vấn đề xã hội lâu dài.

Thứ tư, thiếu hụt lao động có trình độ cao, đặc biệt là đối với ngƣời lao động kỹ thuật hoặc lao động có tay nghề ổn định...

Có thể khẳng định rằng trong giai đoạn hiện nay và trong tƣơng lai, ngành dệt may vẫn sẽ tiếp tục là ngành thu hút đƣợc nhiều lao động ở Tỉnh, tuy nhiên cần có chính sách với ngƣời lao động nhằm đƣa ngành dệt may phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 65)