Về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp Về mức lương:

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 37)

Về mức lương:

Điều 55 Bộ Luật Lao động quy định: “Tiền lƣơng của ngƣời lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và đƣợc trả theo năng suất lao động, chất lƣợng và hiệu quả công việc. Mức lƣơng của ngƣời lao động không đƣợc thấp hơn mức lƣơng tối thiểu do nhà nƣớc quy định”.

Mức lƣơng tối thiểu đƣợc ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho ngƣời lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thƣờng bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất mở rộng sức lao động và đƣợc dùng làm căn cứ để tính các mức lƣơng cho các loại lao động khác. Khi chỉ số giá sinh hoạt tăng lên làm cho tiền lƣơng thực tế của ngƣời lao động bị giảm sút thì Chính phủ điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu để bảo đảm tiền lƣơng thực tế (theo điều 56 Bộ luật lao động).

Ngày 29/10/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2010/NĐ - CP quy định mức lƣơng tối thiểu vùng đối với ngƣời lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mƣớn lao động, điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu đối với ngƣời

lao động làm việc các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân mức lƣơng 830.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn không thuộc những khu vực kinh tế trọng điểm của cả nƣớc, trong đó có Thái Bình.

Ngoài quy định cụ thể về mức lƣơng tối thiểu, năm 2003 Bộ LĐ - TB - XH ban hành Thông tƣ số 13/2003/TT - BLĐTBXH và thông tƣ 14/2003/TT - BLĐTBXH ngày 30/5/2003 hƣớng dẫn một số điều của nghị định 114/2002/NĐ - CP ngày 31/12/2002 về tiền lƣơng đối với ngƣời lao động làm việc trong doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp và doanh nghiệp tƣ nhân. Trong thông tƣ nêu rõ: “Doanh nghiệp, cơ quan có trách nhiệm xây dựng, ban hành và đăng ký hệ thống thang bảng lƣơng áp dụng trong doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính”.

Về cách trả lương:

Điều 59 Bộ luật lao động quy định:

Ngƣời lao động đƣợc trả lƣơng trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại nơi làm việc. Trong trƣờng hợp đặc biệt phải trả lƣơng chậm, thì không đƣợc chậm quá một tháng, và ngƣời sử dụng lao động phải đền bù cho ngƣời lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm do ngân hàng nhà nƣớc công bố tại thời điểm trả lƣơng.

Khoản 2, điều 60 Bộ Luật lao động quy định: ngƣời sử dụng lao động không đƣợc áp dụng việc xử phạt bằng hình thức cúp lƣơng của ngƣời lao động.

Về chế độ trả lương làm thêm giờ:

Điều 61 Bộ Luật Lao động quy định:

Ngƣời lao động làm thêm vào ngày thƣờng đƣợc hƣởng ít nhất bằng 150% theo đơn giá tiền lƣơng hoặc tiền lƣơng của công việc đang làm; làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần đƣợc hƣởng ít nhất bằng 200%; làm việc vào ngày lễ đƣợc hƣởng ít nhất bằng 300%.

Sau một thời gian làm việc, nếu ngƣời lao động đủ điều kiện, họ đƣợc nâng lƣơng theo quy định của pháp luật. Trong trƣờng hợp ngƣời lao động làm việc tích

cực, có hiệu quả thì ngƣời sử dụng lao động có thể nâng bậc sớm hơn thời hạn quy định.

Trƣờng hợp vì lý do nào đó mà ngƣời lao động sang làm việc ở nơi khác hoặc công việc khác thì họ đƣợc trả lƣơng không thấp hơn mức lƣơng của công việc trƣớc đó. Nếu ngƣời lao động phải tạm ngừng việc không phải do lỗi của mình, doanh nghiệp phải trợ cấp bằng 50% mức lƣơng cấp bậc hoặc chức vụ.

Về chế độ tiền thưởng, phụ cấp:

Điều 64 Bộ Luật Lao động quy định:

Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động thƣởng cho ngƣời lao động làm việc tại doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng lao động, thoả ƣớc lao động tập thể mà hai bên đã thoả thuận. Khoản 2 điều 11 NĐ114/2002/NĐ - CP ngày 31/12/2002: Đối với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác (không phải là các doanh nghiệp nhà nƣớc) căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động thƣởng cho ngƣời lao động làm việc tại doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng, thoả ƣớc tập thể mà hai bên đã thoả thuận.

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)