Do đặc điểm nguồn lao động tại các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân của tỉnh Thái Bình phần lớn là lao động địa phƣơng, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh hầu hết là tuyển dụng lao động ở chung quanh khu vực sản xuất kinh doanh của mình, do đó vấn đề nhà ở cho ngƣời lao động cũng không đến mức độ nghiêm trọng. Đối với những lao động từ khu vực các huyện Vũ Thƣ, Kiến Xƣơng,…giáp địa bàn thành phố, đa phần đều có thể về nghỉ tại nhà mình sau ngày làm việc, còn bộ phận khác là những lao động ở xa thì phải đi thuê trọ, ở nhờ nhà họ hàng hoặc ở nhà do doanh nghiệp cung cấp. Tuy vậy, số doanh nghiệp xây nhà ở cho công nhân không nhiều, trong lĩnh vực dệt may mới chỉ có công ty dệt nhuộm XK Thăng Long là có nhà ở cho công nhân.
Theo kết quả điều tra khảo sát thì có khoảng 46% ngƣời lao động trong các doanh nghiệp tƣ nhân trong đó có doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình phải đi thuê nhà ở. Vấn đề chất lƣợng nhà trọ cho đến nay vẫn bị thả nổi, tình hình vệ sinh môi trƣờng và an ninh trật tự xã hội tại những khu nhà trọ có những nơi không đƣợc đảm bảo. Giá thuê phòng trọ hàng tháng của ngƣời lao động trung bình từ 250.000 đến 450.000đồng/ phòng ở diện tích 10 - 12m2. Phòng ở lợp tôn hoặc Fibrocimen, không trần, không công trình phụ khép kín, 4 - 5 phòng mới có 1 công trình phụ. Mỗi phòng trung bình 2 - 3 ngƣời ở, có phòng không có giƣờng hay đệm chỉ có dát gỗ hay tấm phản trải chiếu lên. Phƣơng tiện phục vụ sinh hoạt tinh thần hầu nhƣ không có gì, hầu hết những dãy nhà trọ này đều đƣợc dựng lên một cách tạm bợ, không gian chật hẹp, ẩm thấp, điện nƣớc thƣờng xuyên thiếu thốn…Tuy nhiên, tất cả những ngƣời lao động ở tại những khu nhà này đều cho biết với mức thu nhập nhƣ hiện nay, họ không còn cách lựa chọn nào khác, dù biết ở những nơi nhƣ thế,
họ thiếu không gian sinh hoạt nhƣng lại thừa sự mất an ninh, nhất là đối với ngƣời lao động nữ.
Mặc dù Nhà nƣớc đã có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng ký túc xá cho ngƣời lao động của công ty thuê, nhƣng đây vẫn là vấn đề khó khăn vì thực tế một số doanh nghiệp đã tiến hành triển khai nhƣng đã gặp ách tắc về vốn, thủ tục, khả năng thu hồi vốn v.v…Nếu Nhà nƣớc không có chính sách ƣu đãi, khuyến khích cụ thể về thuế đất, về vốn…thì sẽ rất khó khăn trong việc xây dựng chung cƣ cho ngƣời lao động.
Qua khảo sát thực trạng nhà ở, có thể rút ra một vài kết luận sau:
Thứ nhất, khi xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp hầu nhƣ không chú trọng đến việc quy hoạch đất dành để xây dựng nhà ở cho công nhân.
Thứ hai, vấn đề đầu tƣ xây dựng các khu nhà giá rẻ cho công nhân không đem lại lợi nhuận, nên hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh địa ốc không tham gia vào chƣơng trình này.
Thứ ba, đối với các doanh nghiệp thì cho rằng vấn đề xây dựng nhà ở cho ngƣời lao động là trách nhiệm của chính quyền và ngƣời lao động phải tự lo lấy nơi ở, từ đó chƣa tập trung quan tâm đầu tƣ.
Có thể nói rằng, nhà ở ổn định cho ngƣời lao động không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn ảnh hƣởng rất nhiều đến yếu tố kinh tế của doanh nghiệp. Rõ ràng là nếu không có một chỗ ở dù chỉ là lƣu trú, đảm bảo an ninh, điều kiện sinh hoạt thiết yếu… thì ngƣời lao động khó mà toàn tâm toàn ý vào sản xuất đƣợc. Đây cũng là một nguyên nhân chính khiến khá nhiều ngƣời lao động nông thôn sau một thời gian làm việc đã chuyển nơi khác làm việc với hy vọng điều kiện ăn ở tốt hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ một mình doanh nghiệp thì không thể xoay sở đƣợc nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc và của xã hội.