Mối quan hệ giữa việc làm, thu nhập và lợi nhuận

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 44)

Việc làm là điều kiện đầu tiên để ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động thiết lập quan hệ lợi ích kinh tế. Bởi lẽ có việc làm thì các bên mới ký hợp đồng lao động, chính nhờ có hợp đồng lao động mà nảy sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lợi ích kinh tế. Việc làm, thu nhập, lợi nhuận có quan hệ chi phối lẫn nhau, thể hiện:

Nhu cầu của nhà tƣ bản là tăng tỷ suất lợi nhuận. Nhƣng lợi nhuận lại là sản phẩm của một loạt các mối quan hệ kinh tế phức tạp trong đó có mối quan hệ với công nhân làm thuê vì họ trực tiếp làm ra giá trị thặng dƣ (lợi nhuận là hình thái biểu hiện bên ngoài của giá trị thặng dƣ).

Nhu cầu của công nhân không phải là lợi nhuận. Họ tham gia sản xuất vì nhu cầu tăng thu nhập và cải thiện điều kiện làm việc. Họ chỉ quan tâm đến tăng giảm

của lợi nhuận chừng nào sự tăng giảm đó tác động trực tiếp đến tiền công, tiền lƣơng và điều kiện làm việc của họ.

Tiền lƣơng (tiền công) trong các doanh nghiệp là giá cả hàng hóa sức lao động của ngƣời lao động ở đó. Khoản thu nhập này phản ánh lợi ích kinh tế mà họ thu nhận đƣợc tại doanh nghiệp. Khi tiền lƣơng của họ đƣợc phân phối dựa trên những căn cứ hợp lý nhƣ số lƣợng và chất lƣợng lao động, mức độ khẩn trƣơng, độc hại…sẽ có tác dụng lớn trong việc khuyến khích họ không ngừng học hỏi nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm nguyên vật liệu…để đƣợc tiền lƣơng cao.

Tiền lƣơng có ảnh hƣởng rất lớn đến lựa chọn công việc, tình hình thực hiện công việc của ngƣời lao động và chất lƣợng sản phẩm, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Sự hài lòng về tiền lƣơng có ảnh hƣởng rất lớn đến sự hài lòng của công việc. Sự hài lòng về tiền lƣơng của ngƣời lao động là một hàm số của các biến số: độ lớn của tiền lƣơng mà doanh nghiệp trả, tiền lƣơng của những ngƣời lao động khác trong doanh nghiệp và sự cảm nhận của ngƣời lao động về độ lớn của tiền lƣơng mà họ đáng đƣợc nhận khi thực hiện công việc. Tiền lƣơng sẽ động viên tích cực sự thực hiện công việc khi ngƣời lao động cảm thấy hài lòng và ngƣợc lại. Sự hài lòng công việc do tiền lƣơng nhận đƣợc có ảnh hƣởng quyết định tỷ lệ thuận đến kết quả thực hiện công việc. Tiền lƣơng nhận đƣợc càng cao thƣờng dẫn đến kết quả thực hiện công việc càng tốt và ngƣợc lại. Do đó tiền lƣơng sẽ động viên ngƣời lao động nếu họ tin chắc rằng hoàn thành công việc tốt sẽ nhận đƣợc tiền lƣơng cao hơn. Tuy nhiên mức tăng của tiền lƣơng phải trên cơ sở mức tăng của năng suất lao động và luôn tuân thủ nguyên tắc mức tăng của tiền lƣơng phải thấp hơn mức tăng của năng suất lao động.

Tiền lƣơng của ngƣời lao động tại doanh nghiệp lại phụ thuộc vào doanh thu của doanh nghiệp, doanh thu này phản ánh mức độ chấp nhận của thị trƣờng đối với hàng hóa của doanh nghiệp cung cấp. Tiền lƣơng nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ chấp nhận đó cao hay thấp. Hay nói cách khác là mức độ chấp nhận đó của thị trƣờng gắn liền với tiền lƣơng tức là gắn liền với lợi ích kinh tế của ngƣời lao động. Chính sự gắn bó này mà tiền lƣơng trong nền kinh tế thị trƣờng thực sự là đòn bẩy

kích thích ngƣời lao động làm việc có kỷ luật, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, cải tiến chất lƣợng sản phẩm để bán ra thị trƣờng những hàng hóa rẻ, tốt, đẹp, phù hợp với nhu cầu ngƣời tiêu dùng. Khi đó doanh thu bán hàng tăng và khả năng tiền lƣơng tăng là thực tế. Ngƣợc lại nếu lao động không tích cực, sản phẩm làm ra với chi phí cao, chất lƣợng thấp, hình thức không hấp dẫn thì doanh thu bán hàng sẽ thấp và tiền lƣơng tất yếu không đƣợc cải thiện.

Trong quá trình làm việc vì mục tiêu tăng tiền lƣơng của mình, ngƣời lao động đã ra sức để làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp, mà tăng doanh thu của doanh nghiệp cũng có nghĩa là lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Nhƣ vậy, mặc dù tiền lƣơng đƣợc trả hẳn cho ngƣời lao động, nhƣng tác dụng tích cực của tiền lƣơng không chỉ đến với lợi ích kinh tế của ngƣời lao động mà cũng đồng thời tác dụng tích cực đến lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp.

Nhƣng đối với doanh nghiệp, tiền lƣơng là một phần quan trọng của chi phí sản xuất, tăng hay hạ tiền lƣơng sẽ ảnh hƣởng tới chi phí giá cả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, do đó trong từng thời kỳ ngắn, tiền lƣơng càng cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng thấp và ngƣợc lại.

Tuy nhiên đối với doanh nghiệp mục tiêu cơ bản của việc trả tiền lƣơng, thù lao lao động là thu hút đƣợc những lao động giỏi phù hợp với những yêu cầu công việc của doanh nghiệp, gìn giữ và động viên họ thực hiện công việc tốt nhất. Vì vậy, nếu mức lƣơng cao một cách hợp lý thì sẽ có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy ngƣời lao động nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, và về lâu dài làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng tƣơng ứng. Ngƣợc lại, nếu trả lƣơng quá thấp để đạt đƣợc mục đích lợi nhuận cao thì trƣớc mắt lợi ích đó đƣợc đáp ứng, nhƣng vì ngƣời lao động không đƣợc trả công đúng mức, không đƣợc khuyến khích bằng lợi ích vật chất, không còn hứng thú với công việc thì về lâu dài mục đích lợi nhuận của doanh nghiệp không đạt đƣợc.

Nhƣ vậy ta thấy giữa lợi nhuận của chủ doanh nghiệp và tiền lƣơng, thu nhập của ngƣời lao động vừa mang tính mâu thuẫn lại vừa mang tính thống nhất, chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Ngƣời lao động đƣợc thù lao thỏa đáng sẽ

tích cực làm việc với năng suất và hiệu quả cao nhằm tăng cao hơn nữa thu nhập và hiệu suất làm việc của ngƣời lao động lại có tác động nhằm nâng cao doanh thu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề là doanh nghiệp cần cân đối tài chính, trả công nhƣ thế nào để vừa khuyến khích đƣợc tính tích cực của ngƣời lao động trong sản xuất lại vừa đảm bảo đƣợc tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp đặt ra.

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)