ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY CỦA TỈNH THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 107)

3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY CỦA TỈNH THÁI BÌNH BÌNH

Về quan điểm, phát triển ngành dệt may của Thái Bình phải nằm trong chiến lƣợc phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020. Bên cạnh đó phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trƣờng và xu thế chuyển dịch lao động nông nghiệp nông thôn. Di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng vào các khu, cụm công nghiệp tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trƣờng. Các doanh nghiệp dệt may sử dụng nhiều lao động không tiếp tục đầu tƣ mở rộng ở thành phố, thị trấn mà về các vùng nông thôn. Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển ngành, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trƣờng nội địa. Phát triển công nghiệp phụ trợ, nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm dệt may.

Về mục tiêu cụ thể, cần phát huy lợi thế về lao động của tỉnh và thị trƣờng xuất khẩu để phát triển ngành dệt may, da giầy, hàng gia dụng nhằm tạo ra nguồn hàng lớn phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ cho tỉnh; tạo việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động ở khu vực nông thôn, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Tập trung phát triển ngành công nghiệp sợi, dệt với công nghệ tiên tiến, hiện đại và công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may để đáp ứng yêu cầu sản xuất trong nƣớc và xuất khẩu với mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp dệt may, da giầy, hàng gia dụng: Giá trị sản xuất tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 9,57% và giai đoạn 2016-2020 đạt 13,25%; năm 2015 đạt 5.100 tỷ đồng; năm 2020 đạt 9.500 tỷ đồng.

Nhƣ vậy với định hƣớng phát triển ngành dệt may cả trong dài hạn và trong ngắn hạn nhƣ trên sẽ tạo điều kiện cho ngành dệt may phát triển từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động đặc biệt là lao động nông nghiệp từ đó góp

phần đáng kể cải thiện đời sống của ngƣời lao động hoạt động trong ngành, đảm bảo đƣợc lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong ngành nói chung và trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân nói riêng.

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)