Mối quan hệ giữa đào tạo, bồi dƣỡng tay nghề cho ngƣời lao động với lợi nhuận

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 47)

với lợi nhuận

Đào tạo và bồi dƣỡng là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lƣợng lao động của doanh nghiệp, là điều kiện quyết định để doanh nghiệp có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trƣờng cạnh tranh.

Chất lƣợng lao động đƣợc thể hiện ở trình độ lành nghề của ngƣời lao động đƣợc sử dụng vào quá trình lao động. Trình độ lành nghề của ngƣời lao động là tổng hợp sự hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ, những kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm tích lũy trong quá trình lao động. Do đó, chất lƣợng lao động đƣợc thể hiện ở trình độ giáo dục, đào tạo, các kỹ năng và kinh nghiệm của ngƣời lao động đƣợc sử dụng để thực hiện công việc.

Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho ngƣời lao động là toàn bộ những hoạt động học tập đƣợc tổ chức bởi doanh nghiệp, do doanh nghiệp cung cấp cho ngƣời lao động. Các hoạt động đó có thể đƣợc cung cấp trong vài giờ, vài ngày thậm chí tới vài năm, tùy thuộc vào mục tiêu đào tạo, nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp cho ngƣời lao động theo hƣớng đi lên, tức là nâng cao khả năng và trình độ nghề nghiệp cho họ. Giúp cho ngƣời lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó là quá trình học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của ngƣời lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.

Ngƣời lao động có trình độ nghề nghiệp cao thì nắm bắt các phƣơng pháp lao động tiên tiến nhanh hơn, nhanh chóng học thêm đƣợc các nghề hoặc nghiệp vụ có liên quan, nắm đƣợc các thiết bị mới và tham gia tích cực hơn vào công việc hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật và phát minh sáng kiến. Do có tay nghề nên họ ít làm hƣ hỏng thiết bị, máy móc, sử dụng triệt để và có hiệu quả những trang thiết bị kỹ

thuật, ít sản xuất ra những sản phẩm xấu, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu. Họ cũng sử dụng thời gian làm việc hợp lý hơn, ít gây ra giờ chết, tăng thời gian tác nghiệp, giảm các loại thời gian phụ, phục vụ không cần thiết, do đó đạt năng suất lao động cao, góp phần làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có đƣợc những ngƣời thợ tay nghề cao thì doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản phí cho hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng. Và cũng tƣơng tự nhƣ tiền lƣơng, chi phí cho đào tạo, bồi dƣỡng trong ngắn hạn nó cũng góp phần làm cho chi phí đầu vào doanh nghiệp tăng lên, đồng nghĩa với giảm mức lợi nhuận thu đƣợc. Nhƣng về lâu dài khi doanh nghiệp đã có nguồn nhân lực đạt chất lƣợng tốt, đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh thì sẽ tạo ra tính ổn định và năng động của doanh nghiệp, để doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có. Ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào quản lý doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc, tạo ra tính chuyên nghiệp của ngƣời lao động, tạo ra cho ngƣời lao động cách nhìn, cách tƣ duy mới trong công việc của họ, là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của ngƣời lao động trong công việc, trên cơ sở đó tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 47)