Kinh nghiệm của Bình Dương

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 54)

Bình Dƣơng là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, và hiện đang là địa phƣơng dẫn đầu cả nƣớc về thu hút các

nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc với 18 cụm và khu công nghiệp. Số lƣợng doanh nghiệp tƣ nhân có đăng ký hoạt động cũng lên đến gần 7 ngàn doanh nghiệp. Từ năm 2001 tại tỉnh Bình Dƣơng đã xảy ra một số vụ tranh chấp lợi ích kinh tế giữa ngƣời lao động và ngƣời sự dụng lao động và con số vụ việc này ngày càng tăng vào những dịp cuối năm 2003, 2004, 2005. Để giải quyết quan hệ này tại các doanh nghiệp tƣ nhân, một mặt Uỷ ban Nhân dân (UBND) tỉnh cùng sở Lao động – Thƣơng binh – Xã hội, tổ chức Công đoàn của tỉnh đã tổ chức các cuộc họp mặt và biểu dƣơng các doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luật về lao động, đảm bảo lợi ích của ngƣời lao động. Đối với một số doanh nghiệp thƣờng xuyên để xảy ra tranh chấp lợi ích kinh tế giữa chủ doanh nghiệp và ngƣời lao động, lãnh đạo tỉnh, sở Lao động – Thƣơng binh – Xã hội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã tổ chức làm việc với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh để trao đổi những thuận lợi và khó khăn trong việc chấp hành lao động, quản lý lao động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cùng bàn bạc biện pháp tháo gỡ để đảm bảo lợi ích của ngƣời lao động cũng nhƣ chủ sử dụng lao động. Vào dịp cuối năm tỉnh chỉ đạo các cấp công đoàn cùng các ban ngành liên quan nắm tình hình giải quyết tiền lƣơng, thƣởng cho công nhân lao động. Khuyến khích, nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh cam kết về lợi ích đã hứa với công nhân qua đó tạo niềm tin cho công nhân lao động đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Là tỉnh thu hút đông đảo lao động nhập cƣ đến làm việc tại các xí nghiệp, nhà máy ở các khu công nghiệp. Để giải quyết nhu cầu về nhà trọ cho công nhân đang ngày càng trở nên bức xúc, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn chú trọng đến việc xây dựng nhà trọ cho công nhân, giúp họ yên tâm lao động sản xuất. Theo khảo sát của sở Lao động – Thƣơng binh – Xã hội tỉnh, tính đến thời điểm đầu năm 2008 đã có gần 200 doanh nghiệp xây dựng nhà trọ với tổng diện tích trên 24 ngàn m2, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho gần 6.000 lao động. Hơn 700 doanh nghiệp hỗ trợ tiền thuê nhà cho ngƣời lao động. Riêng ngƣời dân đã xây dựng 121.000 phòng trọ với tổng diện tích 140.000m2 cho khoảng 320.000 lao động. Diện tích trung bình mỗi phòng trọ từ 12 - 16m2, giá thuê hàng tháng từ 50.000 - 70.000 đồng/ngƣời/phòng.

Tổ chức tuyên truyền pháp luật lao động cho ngƣời lao động tại các doanh nghiệp để họ có thể nắm bắt đƣợc những lợi ích chính đáng mà họ đƣợc hƣởng theo quy định của pháp luật. Phát động các phong trào thi đua về chấp hành nội quy lao động, xây dựng tác phong công nghiệp, tăng năng suất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm để kinh doanh ngày càng ổn định và phát triển, tạo ta mối quan hệ tốt giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)