Lợi ích kinh tế bao giờ cũng biểu hiện ra là những lợi ích kinh tế xác định của những chủ thể cụ thể. Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nƣớc ta, số lƣợng các chủ thể lợi ích kinh tế tăng lên rất nhiều so với trƣớc đây. Các chủ thể này quan hệ với nhau trong một hệ thống nhiều chiều, ngang dọc, chồng chéo. Bên cạnh đó ở nƣớc ta lại có sự đan xen của nhiều phƣơng thức sản xuất đã có trong lịch sử, nên ngoài việc tăng số lƣợng các chủ thể lợi ích kinh tế còn có đặc điểm là cùng một chủ thể lợi ích kinh tế lại có thể mang những sắc thái khác nhau theo từng góc độ của phƣơng thức sản xuất mà chủ thể đó tham gia. Một chủ thể lợi ích kinh tế có thể tham gia vào nhiều mối quan hệ lợi ích kinh tế trong xã hội. Mặt khác, nƣớc ta là một nƣớc có nền kinh tế chậm phát triển, bị chiến tranh tàn phá và hiện nay đang trên con đƣờng hội nhập vào nền kinh tế thế giới lại đồng thời phải giải quyết hàng loạt các chính sách xã hội nhằm đảm bảo vấn đề an sinh xã hội, công bằng xã hội. Chính những điều trên đã làm cho hệ thống lợi ích kinh tế ở nƣớc ta trở nên đa dạng và phức tạp. Tùy theo cách tiếp cận mà hệ thống lợi ích kinh tế có các phân hệ lợi ích kinh tế nhƣ sau:
Đứng trên góc độ toàn xã hội thì hệ thống lợi ích kinh tế ở nƣớc ta hiện nay bao gồm ba phân hệ lợi ích kinh tế đó là lợi ích kinh tế cá nhân, lợi ích kinh tế tập thể, lợi ích kinh tế xã hội hay còn gọi là lợi ích kinh tế nhà nƣớc.
Đứng trên góc độ các khâu của quá trình tái sản xuất thì hệ thống lợi ích kinh tế bao gồm các phân hệ: lợi ích kinh tế của ngƣời sản xuất, lợi ích kinh tế của ngƣời trao đổi, lợi ích kinh tế của ngƣời phân phối và lợi ích kinh tế của ngƣời tiêu dùng.
Dƣới góc độ các thành phần kinh tế, hệ thống lợi ích kinh tế bao gồm các phân hệ lợi ích kinh tế trong các thành phần. Ứng với nền kinh tế nhiều thành phần, các lợi ích kinh tế thể hiện rất đa dạng về hình thức, phức tạp về nội dung. Trong thành phần kinh tế nhà nƣớc và kinh tế tập thể với đặc trƣng cơ bản là sở hữu Nhà nƣớc và tập thể về tƣ liệu sản xuất chủ yếu, hệ thống lợi ích kinh tế đƣợc cụ thể hoá bằng lợi ích ngƣời lao động, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội.
Với thành phần kinh tế tƣ bản tƣ nhân và kinh tế tƣ bản nhà nƣớc, lợi ích kinh tế đƣợc phản ánh rõ trong quan hệ giữa 4 nhóm chủ thể kinh tế: lợi ích nhà tƣ bản, lợi ích ngƣời lao động, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội.
Trong thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ tập hợp các quan hệ về lợi ích thể hiện chủ yếu quan hệ giữa cá thể với xã hội. Lợi ích cá nhân đƣợc đặt lên hàng đầu, đây là động lực chính của mọi ngƣời tham gia hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Những lợi ích nói trên đan xen với nhau, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn. Nó biểu hiện tính đa dạng quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ.
Trong thời kỳ quá độ, nhằm khai thác mọi tiềm năng to lớn của các thành viên trong xã hội, tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phát triển kinh tế quốc dân, việc kết hợp đúng đắn 3 lợi ích cơ bản (cá nhân, tập thể, xã hội) trở lên ngày càng bức xúc. Ba lợi ích này phải đƣợc coi trọng từ những chính sách kinh tế của Nhà nƣớc, trong đó lợi ích kinh tế cá nhân là động lực cơ sở. Khi lợi ích kinh tế cá nhân chính đáng đƣợc đáp ứng thì lợi ích xã hội, lợi ích tập thể cũng đƣợc thoả mãn và tôn trọng.
Giống nhƣ mọi bộ phận trong một cơ cấu đồng bộ, dù xem xét ở góc độ nào đi nữa thì các bộ phận hay phân hệ trong một hệ thống lợi ích kinh tế cũng tồn tại khách quan và có quan hệ tƣơng hỗ chặt chẽ. Đây là quan hệ biện chứng. Lợi ích kinh tế chỉ thực sự trở thành động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh và đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế khi các bộ phận cấu thành của nó đƣợc kết hợp một cách hài hoà, thống nhất.
Ở Việt Nam hiện nay, trong quá trình xây dựng nền kinh tế mở với cơ cấu nhiều thành phần, chúng ta cần phải coi trọng việc kết hợp hài hoà lợi ích chung với lợi ích riêng, lợi ích giữa các thành phần kinh tế, lợi ích dân tộc với lợi ích quốc tế, lợi ích trƣớc mắt với lợi ích lâu dài, v.v… Tất yếu trong sự vận động của nền kinh tế, mâu thuẫn giữa các lợi ích đó là khó tránh khỏi. Nhà nƣớc cần phải biết kịp thời phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh một cách hợp lý.