Nhóm giải pháp về nâng cao trách nhiệm vai trò của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các tổ chức chính trị xã hộ

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 127)

quản lý nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội

Ở Thái Bình hiện nay, trong quá trình phát triển kinh tế các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân mở ra ngày một nhiều. Muốn bảo đảm công tác chăm lo đời sống ngƣời lao động đi đúng hƣớng phải nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức công đoàn, là thành viên của hệ thống chính trị, là cầu nối giữa quần chúng với Đảng, có mối liên hệ mật thiết với Nhà nƣớc. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nƣớc và Công đoàn không những tạo nguồn lực thúc đẩy quá trình hội nhập có hiệu quả cao mà còn khẳng định vị trí của tổ chức công đoàn trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nƣớc.

Do đó, trong thời gian tới, Nhà nƣớc và các cơ quan hữu quan cần thực hiện tốt các nội dung cơ bản sau:

- Rà soát, đánh giá lại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, sớm có báo cáo sớm nhất về tình hình sản xuất kinh doanh cũng nhƣ sử dụng lao động trong các doanh

nghiệp. Qua đó để bắt kịp thời thực trạng, hiệu quả hoạt động, tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp.

- Thúc đẩy nhanh việc thành lập công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân nhằm sớm có tiếng nói đại diện cho ngƣời lao động, kịp thời xử lý các mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lợi ích kinh tế giữa doanh nghiệp và ngƣời lao động.

- Xây dựng và công bố những văn bản quy phạm pháp luật, chính sách liên quan đến ngƣời lao động để ngƣời lao động và doanh nghiệp đều đƣợc thông tin đầy đủ, chính xác nhất, tạo thuận lợi cho các bên có khả năng theo dõi và nắm chắc đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

- Rà soát lại bộ máy các cơ quan quản lý từ tỉnh đến huyện, thành phố và xây dựng phƣơng án củng cố, kiện toàn theo yêu cầu nâng cao năng lực để thống nhất thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp.

- Nâng cao hơn nữa chất lƣợng hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong quá trình tham gia bảo vệ lợi ích cho ngƣời lao động. Thời gian qua hoạt động của các tổ chức này chƣa đạt hiệu quả cao do lực lƣợng cán bộ chuyên trách còn quá mỏng, thiếu kinh phí, thiếu nơi làm việc.

- Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ và chế độ đãi ngộ cán bộ Công đoàn. Ngoài ra, cần hoàn thiện và tăng cƣờng hoạt động trung tâm tƣ vấn pháp luật và các tổ tƣ vấn pháp luật tại Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, huyện để kịp thời tƣ vấn cho ngƣời lao động; định hƣớng doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luật lao động và chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời lao động. Công đoàn cấp trên cơ sở cần tăng cƣờng đeo bám cơ sở, phối hợp với doanh nghiệp và công đoàn cơ sở giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong quá trình lao động sản xuất, đồng thời phối hợp với Sở LĐ - TB - XH tỉnh tăng cƣờng kiểm tra, phối hợp việc thực hiện pháp luật lao động ở các doanh nghiệp có nguy cơ tiềm ẩn vi phạm lợi ích ngƣời lao động.

- Công đoàn phải khắc phục tình trạng thụ động, thiếu chặt chẽ trong quan hệ cộng tác, phối hợp với các cơ quan hữu quan ở lĩnh vực này. Hơn thế, cán bộ tuyên truyền phải lựa chọn nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tƣợng, đặc biệt

chú trọng đến lực lƣợng ngƣời lao động trẻ khu vực nông thôn; nắm bắt những đặc điểm tâm lý và nhu cầu tuyên truyền, phổ biến của ngƣời lao động để lựa chọn, sử dụng các phƣơng pháp, hình thức tuyên truyền cho phù hợp.

- Bộ LĐ - TB - XH và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam sớm ban hành một thông tƣ hƣớng dẫn cụ thể nhằm giám sát các doanh nghiệp, bên cạnh việc tăng lƣơng không đƣợc cắt giảm các khoản tiền ăn ca, tiền thƣởng của ngƣời lao động bằng việc kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng thang bảng lƣơng hay thoả ƣớc lao động tập thể tại doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp vi phạm sẽ bị xử lý theo Bộ luật Lao động. Bộ LĐ - TB - XH cũng cần kiến nghị Nhà nƣớc thành lập một Uỷ ban về quan hệ lao động giám sát việc thực hiện thoả thuận giữa ngƣời lao động và doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng lao động.

- Nhà nƣớc cần thiết ban hành những biện pháp xử lý nghiêm khắc hơn nữa đối với những doanh nghiệp không thực hiện chế độ BHXH và việc thành lập Công đoàn cơ sở. Quy định xử phạt đối với các trƣờng hợp vi phạm chính sách BHXH, BHYT chƣa phát huy tác dụng, nguyên nhân chủ yếu là do lực lƣợng thanh tra của các cơ quan chức năng quá mỏng. Số vụ vi phạm do cơ quan BHXH phát hiện và phản ánh với cơ quan chức năng rất nhiều nhƣng số vụ đƣợc thanh tra lại rất ít; cơ chế xử lý các vi phạm còn bất cập về cả mức xử phạt và thủ tục tiến hành. Đối với những doanh nghiệp né tránh, trì hoãn không tạo điều kiện cho việc thành lập và hoạt động tổ chức công đoàn thì Chính phủ có quy định xử phạt nhƣng do mức xử lý quá nhẹ, tối đa là 10 triệu đồng nên nhiều doanh nghiệp cố tình vi phạm, chấp nhận chịu phạt chứ không tạo điều kiện thành lập tổ chức công đoàn. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp cố tình vi phạm không nộp kinh phí công đoàn nhƣng chƣa có chế tài xử lý thỏa đáng nên vẫn còn phổ biến tình trạng các doanh nghiệp vi phạm.

- Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cần thƣờng xuyên kiểm tra, nắm chắc tình hình đảm bảo lợi ích ngƣời lao động và sớm đƣa ra những đề xuất cần thiết nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề đặt ra trong quá trình kết hợp lợi ích giữa ngƣời lao động và doanh nghiệp.

Bên cạnh tổ chức Công đoàn, việc xây dựng và phát triển Chi đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong doanh nghiệp cũng là vấn đề hết sức cần thiết, quán triệt tinh thần là tổ chức tập hợp lực lƣợng lao động trẻ, năng động, đi đầu trong việc nghiên cứu, áp dụng các sáng kiến, cải tiến, phƣơng thức quản lý tiên tiến đem lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời thể hiện tiếng nói của thế hệ trẻ trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi chung cho tập thể lao động trong doanh nghiệp. Chi Đoàn thanh niên khơi gợi đƣợc các đoàn viên, thanh niên niềm tin, tƣ duy năng động, tinh thần sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn vƣớng mắc, chấp nhận cái mới để trƣởng thành, giúp doanh nghiệp vƣợt qua mọi trở ngại, thực hiện tốt các chƣơng trình, kế hoạch đề ra, điều đó cũng góp phần mang lại lợi ích lớn lao không những cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích xứng đáng cho ngƣời lao động.

KẾT LUẬN

Lợi ích kinh tế là sự biểu hiện của những quan hệ kinh tế đối với việc thỏa mãn nhu cầu vật chất của con ngƣời. Lợi ích kinh tế là hình thức biểu hiện của những mối quan hệ xã hội, nó là cơ chế tác động chung của tất cả các qui luật kinh tế. Do đó muốn có mối quan hệ xã hội tốt đẹp, phải quan tâm đến việc giải quyết mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế trong xã hội. Tuy nhiên để có nền kinh tế phát triển bền vững thì mối quan hệ kinh tế đó phải đƣợc giải quyết trên quan điểm tiến bộ, phù hợp qui luật kinh tế và xu hƣớng phát triển của xã hội.

Luận văn đƣợc triển khai nghiên cứu trong điều kiện ngành dệt may nói chung và các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân ở Thái Bình nói riêng ngày càng phát triển nhanh chóng về số lƣợng. Phần lớn các doanh nghiệp mới đƣợc hình thành, đang trong quá trình triển khai thực hiện, vốn đầu tƣ nhỏ, sản xuất chƣa ổn định. Tuy vậy loại hình doanh nghiệp này đã và đang trở thành một thực thể kinh tế khá năng động ở tỉnh Thái Bình, thu hút một lực lƣợng lao động xã hội không nhỏ. Nhƣng cũng chính trong loại hình doanh nghiệp này, phần lớn ngƣời lao động chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia lao động sản xuất kinh doanh, đời sống của ngƣời lao động gặp không ít khó khăn, nhu cầu bảo vệ lợi ích kinh tế của họ đang trở thành nhu cầu thƣờng xuyên, nóng bỏng và bức bách.

Quan điểm Đảng và Nhà nƣớc ta về vấn đề này là một mặt phải tiếp tục khuyến khích phát triển các doanh nghiệp dệt may, mặt khác phải bằng nhiều biện pháp để bảo đảm quyền lợi của ngƣời lao động làm việc trong các doanh nghiệp này, không thể phát triển doanh nghiệp mà hy sinh quyền lợi của ngƣời lao động, vì mục đích cuối cùng của việc phát triển mạnh mẽ mọi loại hình doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp dệt may tƣ nhân là để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc, phát triển kinh tế nƣớc nhà, đem lại cho nhân dân lao động đời sống ấm no hạnh phúc.

Từ thực trạng vấn đề đảm bảo lợi ích kinh tế cho ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân, từ nguyên nhân của thực trạng đó, từ các quan điểm nêu trên, tác giả đã đề xuất một hệ thống các giải pháp bao gồm các giải pháp về

phía nhà nƣớc và các cơ quan hữu quan, về phía ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đó sẽ góp phần giải quyết tốt vấn đề đảm bảo lợi ích kinh tế cho ngƣời lao động, xây dựng đƣợc mối quan hệ lợi ích kinh tế tốt đẹp giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân, làm cho quan hệ lao động ở đó ngày càng lành mạnh, góp phần phát triển ngành dệt may ở Thái Bình bền vững.

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 127)