Về an toàn, vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 39)

Tại điều 95, 97, 98 của Bộ luật lao động có quy định:

Ngƣời sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phƣơng tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho ngƣời lao động.

Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tƣ và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định làm việc của Nhà nƣớc.

Ngƣời sử dụng lao động phải đảm bảo nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng và độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trƣờng, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó phải đƣợc định kỳ kiểm tra, đo lƣờng.

Ngƣời sử dụng lao động phải có đủ các phƣơng tiện che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy, thiết bị trong doanh nghiệp, nơi làm việc, nơi đặt máy, thiết bị, nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại trong doanh nghiệp, phải bố trí đề phòng sự cố, có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đặt ở vị trí mà mọi ngƣời dễ thấy, dễ đọc.

Tổ chức huấn luyện, hƣớng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động đối với ngƣời lao động.

Khi ngƣời lao động đƣợc tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp họ phải đƣợc khám sức khoẻ, và hàng năm họ đƣợc khám sức khoẻ định kỳ theo chế độ quy định để từ đó doanh nghiệp bố trí công việc cho phù hợp với điều kiện sức khoẻ. Nếu ngƣời lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp thì phải điều trị chu đáo, khám sức khoẻ định kỳ và có hồ sơ riêng biệt.

Nếu tai nạn lao động xảy ra do lỗi của doanh nghiệp, ngƣời lao động đƣợc bồi thƣờng. Trƣờng hợp sau khi điều trị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nếu ngƣời lao động tiếp tục làm việc thì đƣợc giám định y khoa để giám định thƣơng tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, từ đó sắp đặt công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

Mức độ bồi thƣờng đối với ngƣời lao động khi tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là căn cứ ở mức độ thƣơng tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động chứ không căn cứ vào thâm niên làm việc.

Để đảm bảo tính mạng và sức khoẻ của mình ngƣời lao động có quyền đƣợc từ chối hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Ngƣời

lao động có quyền khiếu nại với cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền khi doanh nghiệp vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh lao động của Nhà nƣớc, hoặc không thực hiện đúng các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động hay thoả ƣớc lao động tập thể.

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 39)