Về tuyển dụng

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 70)

Hiện nay việc tuyển dụng lao động và đào tạo nghề trong tỉnh vẫn còn nhiều nhiêu khê, bất cập. Lao động phổ thông đƣợc các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân thông báo tuyển mộ rầm rộ nhƣng cung vẫn không đủ cầu. Còn lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề tốt nghiệp từ những trƣờng đào tạo có chất lƣợng thật sự là “hàng hiếm” đối với doanh nghiệp. Ngƣợc lại, các trung tâm dịch vụ việc làm, trƣờng - trung tâm đào tạo nghề thì lại chƣa phát huy hết công suất, đào tạo chƣa sát với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp và thị trƣờng dẫn đến tình trạng phải tái đào tạo hoặc loại bỏ khi tuyển dụng.

Qua kết quả khảo sát tuyển dụng lao động năm 2010 cho thấy: Hình thức tuyển dụng lao động trực tiếp của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 73,8%, thông qua trung tâm giới thiệu việc làm chiếm tỷ lệ thấp: 18,2%, hình thức tuyển dụng khác chiếm 8%; phần lớn kết quả tuyển dụng không đƣợc đăng kí qua sở Lao động – Thƣơng

binh – Xã hội. Nhìn chung đội ngũ ngƣời lao động đƣợc tuyển dụng hầu hết còn rất trẻ, phần lớn có tuổi đời dƣới 35, trên 50% công nhân đƣợc tuyển dụng từ lao động trong nông nghiệp nên chất lƣợng chƣa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của quá trình sản xuất.

Ƣu điểm của việc tuyển dụng lao động trực tiếp của các doanh nghiệp là sát với yêu cầu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể tuyển chọn lao động theo ý muốn và mang tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên, thời gian qua nhiều doanh nghiệp dệt may tƣ nhân đang gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng lao động. Nhiều doanh nghiệp không chỉ thông báo tuyển dụng trực tiếp, mà còn đặt hàng tuyển dụng ở các trung tâm giới thiệu việc làm nằm trên địa bàn tỉnh. Do tình hình thiếu hụt lao động nghiêm trọng, nên nhiều doanh nghiệp tiếp nhận lao động bất cứ thời điểm nào trong năm không theo đợt nhƣ trƣớc, về điều kiện tuyển dụng cũng dễ dãi và hạ thấp hơn về trình độ văn hoá.

Về hình thức các bƣớc tuyển dụng lao động ở mỗi doanh nghiệp có những nét chung và những nét riêng. Thông thƣờng thì việc tuyển dụng lao động phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của đơn vị và tuân thủ theo các bƣớc sau:

Sơ đồ 2.1: Các bƣớc tuyển dụng của các doanh nghiệp

Dự báo và xác định nhu cầu tuyển dụng Phân tích các công việc cần ngƣời và đƣa ra các tiêu chuẩn tuyển chọn Xác định nguồn cung cấp nhân lực Tiến hành các bƣớc tuyển chọn sơ bộ Tiếp nhận và thử việc Từ chối ký kết HĐLĐ Ký kết HĐLĐ và bố trí chính thức

Không phải doanh nghiệp nào cũng lựa chọn quy trình tuyển dụng nhƣ sơ đồ trên. Song để đi đến quyết định tuyển dụng lao động thì bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải dự đoán và xác định nhu cầu tuyển dụng. Cơ sở mà các doanh nghiệp xác định nguồn cung cấp lao động là thị trƣờng lao động, nơi cung cấp các ứng cử viên rất đa dạng theo các yêu cầu cũng nhƣ đòi hỏi của doanh nghiệp đề ra.

Theo kết quả khảo sát một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, gần đây nhiều doanh nghiệp đã không còn khắt khe, chọn lọc trong tuyển dụng. Từng lúc, điều kiện hạ thấp dần, mức lƣơng khởi điểm nâng lên, doanh nghiệp nhận trách nhiệm đào tạo để ngƣời lao động quen với dây chuyền làm việc và tác phong công nghiệp. Tuy nhiên, số lao động phổ thông tuyển đƣợc gần nhƣ không đáp ứng đƣợc yêu cầu về số lƣợng. Để giải quyết tình trạng biến động lao động, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong đó có doanh nghiệp dệt may tƣ nhân đã phối hợp với Sở Lao động – Thƣơng binh – Xã hội tỉnh thực hiện các khóa đào tạo nghề vừa học vừa làm cho ngƣời lao động với thỏa thuận đảm bảo đời sống. Tuy nhiên, có nhiều trƣờng hợp sau khi học việc, ngƣời lao động lại lên Hà Nội hoặc đi các tỉnh ngoài làm việc. Thực tế cho thấy tại thời điểm này, ngƣời lao động ít quan tâm tới các thông báo tuyển dụng lao động phổ thông ngành may, thêu, chế biến với nhiều lý do: lƣơng thấp, công việc nhàm chán, việc làm không phù hợp sức khỏe... Nhiều học viên các lớp may gia dụng trong đề án đào tạo nghề vui mừng nhận chứng chỉ nghề máy may nhƣng lại ít quan tâm đến việc làm công nhân may.

Vấn đề khan hiếm lao động phổ thông đã trở thành mối lo ngại của các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất. Ngƣời lao động kêu ca lƣơng công nhân không đủ sống; doanh nghiệp thì than phiền ngƣời lao động không chịu khó, chƣa làm đƣợc việc lại đòi hỏi nhiều. Qua thực tế tƣ vấn tuyển dụng, các đơn vị chức năng cho rằng, khác với trƣớc đây, hiện nay, đa số lao động phổ thông rất kén việc, không bức xúc việc làm, chƣa có ý thức tự lập, chƣa xác định và hình dung công việc. Động cơ tìm việc của lao động phổ thông thƣờng mơ hồ, còn tƣ tƣởng thích thì làm, không thì chờ việc khác. Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông của các doanh nghiệp ngày càng

cao nhƣng lại khó tuyển dụng đƣợc mặc dù nguồn lao động phổ thông dồi dào và tỷ lệ lao động chƣa có việc làm còn khá cao, nhất là ở khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)