Về phía nhà nước

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 98)

Hiện nay nhà nƣớc đã ban hành một hệ thống các bộ luật, chính sách, các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật tƣơng đối đầy đủ nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động nói chung và ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân nói riêng. Chẳng hạn nhƣ Bộ luật lao động, luật Bảo hiểm xã hội, luật Bảo hiểm y tế,… tuy nhiên trong bối cảnh tình hình thế giới cũng nhƣ trong nƣớc không ngừng biến đổi, nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; ngày càng có nhiều vấn đề phát sinh trong việc đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động thì một số quy định đã bộc lộ những bất cập cần sửa đổi, bổ sung nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào quan hệ lao động đặc biệt là đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động. Chẳng hạn nhƣ: Trong Điều 2 Bộ Luật Lao động quy định phạm vi và đối tƣợng điều chỉnh: “Bộ Luật Lao động Việt Nam đƣợc áp dụng đối với mọi ngƣời lao động, mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu”. Tuy phạm vi và đối tƣợng điều chỉnh đƣợc ghi rõ nhƣ vậy trong Bộ Luật Lao động và Nghị định số 44/2003/NĐ-CP2 ngày 09/05/2003, nhƣng vẫn còn một số đối tƣợng cần đƣợc bổ sung. Thứ nhất, tại Điều 3 Bộ Luật Lao động quy định các trƣờng hợp ngƣời Việt Nam lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tổ chức nƣớc ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam và ngƣời nƣớc

ngoài làm việc cho doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam, nhƣng không quy định về trƣờng hợp ngƣời nƣớc ngoài làm việc cho các cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài hoặc quốc tế, các chi nhánh doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam; đồng thời Điều 131 Bộ Luật Lao động cũng chỉ quy định chung chung là ngƣời nƣớc ngoài lao động tại Việt Nam thì đƣợc pháp luật lao động Việt Nam bảo vệ. Nhƣ vậy, căn cứ vào Điều 3 và Điều 131, thì những ngƣời nƣớc ngoài làm việc cho các cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài hoặc quốc tế, các chi nhánh doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam hoàn toàn không đƣợc pháp luật lao động Việt Nam bảo vệ.

Hay có những trƣờng hợp nhiều doanh nghiệp đã yêu cầu ngƣời lao động ký hợp đồng học nghề 03 tháng hoặc 06 tháng, có trƣờng hợp đặc biệt là 01 năm với mục đích muốn né tránh thời hạn thử việc 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và 30 ngày đối với lao động khác (Điều 32 Bộ luật lao động). Bằng cách này, doanh nghiệp có thể đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng học nghề bất kỳ lúc nào, không cần thông báo trƣớc một thời hạn nhất định và không có nghĩa vụ phải thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thôi việc cho ngƣời lao động. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể trả lƣơng cho ngƣời học nghề, tập nghề thấp hơn mức lƣơng tối thiểu theo quy định của Chính phủ. Trong trƣờng hợp ngƣời sử dụng lao động đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng học nghề, ngƣời học nghề, tập nghề sẽ rất khó khăn nếu muốn yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi bị đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng học nghề, ngƣời học nghề, tập nghề phải thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tại hội đồng hòa giải lao động cơ sở rồi mới có thể nộp đơn khởi kiện ra Tòa án chứ không thể nộp thẳng đơn khởi kiện ra Tòa án nhƣ khi bị đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, Chính phủ và Bộ Lao động - Thƣơng binh - Xã hội nên nghiên cứu, điều chỉnh và bổ sung các quy định chi tiết khi doanh nghiệp ký hợp đồng học nghề với ngƣời lao động để hạn chế trƣờng hợp nêu trên.

Trong luật Bảo hiểm xã hội, một số chế độ BHXH đối với ngƣời lao động còn chƣa hợp lý; hệ thống chế độ chính sách BHXH chƣa đồng bộ và tính pháp lý chƣa

cao, quyền lợi của ngƣời lao động chƣa đƣợc quan tâm thoả đáng, trong thực hiện còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa BHXH với các cơ quan quản lý nhà nƣớc và tổ chức công đoàn, cơ chế quản lý chƣa hoàn thiện. Ví dụ nhƣ, theo quy định, tất cả các đối tƣợng nằm trong quy định phải nộp BHXH bắt buộc, phải nộp tiền BHXH mỗi tháng một lần, hoặc chậm nhất là 3 tháng một lần nếu có khó khăn chính đáng. Trong thời gian chậm nộp, doanh nghiệp phải chịu lãi suất ngân hàng theo quy định. Nếu chậm nộp kéo dài thì cứ 6 tháng cơ quan BHXH sẽ lập đoàn đi kiểm tra và nhắc nhở. Thực tế, nhiều doanh nghiệp nợ BHXH đã bị nhắc nhở nhƣ vậy, đã hứa sẽ đóng ngay, nhƣng sau đó tiếp tục lờ đi. Sở dĩ có tình trạng nợ tiền BHXH kéo dài, cơ quan BHXH không thể thu đƣợc để chi trả cho ngƣời lao động là vì theo quy định trong Luật BHXH, cơ quan BHXH chỉ đƣợc quyền nhắc nhở, chứ không có quyền chế tài. Còn trong Luật Lao động, có quy định các đơn vị nợ tiền BHXH kéo dài gây thiệt hại cho ngƣời lao động thì phải chịu phạt và mức phạt tối đa là 20 triệu đồng/lần. Nhƣng cơ quan đƣợc quyền xử phạt hành vi này là Chánh thanh tra Sở Lao động – Thƣơng binh – Xã hội và chủ tịch UBND huyện, thành phố sau khi đã tổ chức đoàn thanh kiểm tra tại đơn vị vi phạm, cơ quan BHXH không có quyền này. Tuy nhiên, ngay cả khi cơ quan BHXH phối hợp với các cơ quan chức năng nêu trên để xử phạt thì hiệu quả thu tiền BHXH cũng không cao. Lý do là theo Nghị định của Chính phủ, trong vòng 1 năm một đơn vị chỉ bị thanh - kiểm tra tối đa 1 lần. Đối với các doanh nghiệp nợ BHXH lên tới tiền tỉ thì việc chỉ bị phạt 20 triệu đồng trong một năm là không tác dụng gì với họ.

Về vấn đề nhà ở, để phát triển nhà ở cho các đối tƣợng xã hội có nhu cầu về nhà ở, ngày 20/4/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP kèm theo các quyết định số 65, 66, 67 về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, ngƣời có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.

Theo đó, việc phát triển nhà ở cho công nhân khu công nghiệp và ngƣời thu nhập thấp đƣợc thực hiện theo nguyên tắc xã hội hóa. Chủ đầu tƣ đƣợc miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với đất xây dựng nhà ở xã hội; đƣợc miễn thuế thu nhập

doanh nghiệp phải nộp đối với thu nhập từ hoạt động đầu tƣ, kinh doanh nhà ở cho công nhân khu công nghiệp và ngƣời thu nhập thấp. Thực tế cho thấy, số dự án và doanh nghiệp đăng ký tham gia thì nhiều nhƣng rốt cuộc thực hiện chẳng bao nhiêu. Một trong những nguyên nhân của vấn đề trên là nhiều địa phƣơng chƣa chủ động tháo gỡ các khó khăn vƣớng mắc của nhà đầu tƣ về quỹ đất, vốn, ƣu đãi đặc thù... khiến doanh nghiệp không còn mặn mà tham gia. Bên cạnh đó, do không đƣợc áp dụng ƣu đãi thuế và khó tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay ƣu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam nên giá thành mỗi mét vuông sàn căn hộ đã hoàn thành cũng khá cao. Điều này đã làm tăng giá thành đầu tƣ, giảm khả năng tiếp cận của ngƣời hƣởng lợi và giảm hiệu quả của các chủ đầu tƣ...Ngoài ra những khó khăn do chịu lãi suất cao khi buộc phải vay vốn từ ngân hàng thƣơng mại để thực hiện các dự án này đã khiến một số chủ đầu tƣ giãn tiến độ thi công…Nhìn chung, hiện nay quy định về hỗ trợ nhà ở cho công nhân khu công nghiệp và ngƣời thu nhập thấp vẫn còn một số hạn chế nhƣ: thực hiện qua trung gian, các đối tƣợng chính sách xã hội không đƣợc hƣởng ƣu đãi trực tiếp; hỗ trợ theo hình thức này dễ bị doanh nghiệp lợi dụng nếu Nhà nƣớc không có các chế tài mạnh.

Một phần của tài liệu Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)