Biện pháp xây dựng đội ngũ giảng viên trƣờng Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà

Một phần của tài liệu biện pháp xây dựng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghệ bắc hà huyện từ sơn - tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 83)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.Biện pháp xây dựng đội ngũ giảng viên trƣờng Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà

các nguyên tắc như đã nêu ở phần trên, đặc biệt là căn cứ vào mục tiêu phát triển trong tương lai và chủ trương mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường từ nay đến năm 2015.

3.3. Biện pháp xây dựng đội ngũ giảng viên trƣờng Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà

Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng về công tác quản lý nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên của trường trong những năm vừa qua, căn cứ vào những định hướng và mục tiêu phát triển nhà trường, đề án đưa ra một số biện pháp nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên nhà trường trong những năm sắp tới.

3.3.1. Biện pháp 1: Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên

* Mục tiêu của biện pháp:

Muốn xây dựng đội ngũ giảng viên, trước hết phải định hình được đội ngũ, vì vậy việc lập quy hoạch, kế hoạch nhằm tạo ra cơ sở là điều kiện nhằm bảo đảm cho đội ngũ giảng viên nhà trường phát triển ổn định đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cả và nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài. Việc lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên còn giúp nhà quản lý thực hiện tốt chức năng quản lý nguồn nhân lực trong nhà trường.

Mục tiêu của việc lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên còn nhằm đảm bảo cho đội ngũ phát triển về số lượng, có cơ cấu hợp lý, chất lượng được củng cố và nâng cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 72

Về số lượng: Phải đảm bảo cân đối, đầy đủ số lượng giảng viên ở các bộ

môn, khắc phục được tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu, tình trạng một số giảng viên dạy vượt giờ chuẩn quá nhiều.

Về chất lượng: Tiến tới tất cả giảng viên đều đạt và vượt chuẩn; tăng số

lượng giảng viên chính, giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy chuyên môn cũng như trong NCKH.

Về cơ cấu: Phải cân đối về độ tuổi, giới tính, cơ cấu các môn học, chuyên

ngành đào tạo.

Trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên cũng cần chú trọng tới vấn đề tuyển chọn và bổ sung đội ngũ. Nếu việc tuyển chọn, bổ sung đội ngũ không đúng tiêu chuẩn, không đúng đối tượng theo yêu cầu mà nhà trường đang cần thì chỉ làm cho đội ngũ tăng lên về số lượng, nhưng chất lượng không tăng, có khi còn giảm sút. Vì vậy, mục tiêu của việc tuyển chọn, bổ sung đội ngũ là nhằm làm cho đội ngũ đủ số lượng, nâng cao chất lượng cả về chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời, phải tạo được sự cân đối về cơ cấu trong từng bộ môn, thành phần dân tộc, độ tuổi, giới tính nhằm đảm bảo cho những yêu cầu trước mắt và lâu dài cho sự phát triển của nhà trường.

* Nội dung của biện pháp:

Việc lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà là biện pháp cần thiết phải tiến hành trước hết nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý nguồn nhân lực trong điều kiện một trường vừa mới thành lập, đội ngũ chưa ăn ý với nhau, chất lượng ĐNGV còn thấp, cơ cấu không đồng bộ cả về chuyên môn và thâm niên công tác. Chính vì vậy, công tác quy hoạch ĐNGV cần được tiến hành như: xác định quy mô, ngành nghề đào tạo, cơ cấu nguồn nhân lực, phân tích hiện trạng đội ngũ… Từ đó, xác định nhu cầu cần bổ sung, chuyển đổi và tiến hành các biện pháp để nâng cao chất lượng. Công việc cụ thể được tiến hành theo các nội dung như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 73

- Về số lượng:

Phải xây dựng được một quy hoạch tổng thể ĐNGV của nhà trường trong từng giai đoạn, vì đây là lực lượng nòng cốt, quyết định đến sự nghiệp giáo dục - đào tạo của nhà trường. Trong quá trình quy hoạch luôn chú ý đến tính cân đối, hợp lý của đội ngũ, vừa phải bảo đảm thực hiện được nhiệm vụ giảng dạy trước mắt, vừa bảo đảm được nhiệm vụ giảng dạy lâu dài, đáp ứng đủ số lượng GV cho từng giai đoạn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường. Việc quy hoạch ĐNGV cũng cần đặt ra mục tiêu cụ thể trong từng thời gian, giai đoạn nhất định. Nghĩa là quy hoạch phải phù hợp với quy mô về số lượng HSSV, quy mô ngành nghề nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh Bắc Bộ. Để có thể thực hiện tốt công tác quy hoạch và xây dựng kế hoạch xây dựng ĐNGV, trước hết cán bộ quản lý nhà trường cần phải có một tầm nhìn chiến lược, có những dự đoán, dự báo chính xác với xu thế phát triển và cũng cần được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý cũng như cung cấp cho họ những phương pháp nghiên cứu một cách khoa học. Trên cơ sở khảo sát thực tiễn, dự báo xu thế phát triển nhà trường để từ đó xây dựng một kế hoạch mang tính chiến lược nhằm xây dựng ĐNGV một cách phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh được giao hàng năm và số lượng giảng viên hiện có để xác định số lượng giảng viên cần phải bổ sung, xác định nguồn tuyển chọn. ĐNGV có thể được bổ sung từ nhiều nguồn :

+ Chọn những giảng viên đạt chuẩn từ nơi khác có nhu cầu chuyển công tác về trường.

+ Tuyển những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học phù hợp với ngành nghề theo mục tiêu đào tạo để tiếp tục đào tạo bồi dưỡng thành giảng viên theo quy định của Luật giáo dục.

Trong tuyển chọn giảng viên, cần phải tuân theo những quy định về chế độ tuyển dụng, đồng thời cũng cần công khai những tiêu chuẩn tuyển dung một cách rộng rãi. Khi thành lập hội đồng tuyển dụng phải dựa vào hướng dẫn của Nghị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 74

định 44/2003/NĐ-CP, tại Điều 7, phải thử tay nghề và hợp đồng lao động có thời hạn trước khi tuyển dụng chính thức. Đối tượng tuyển dụng được ưu tiên là những người thuộc diện chính sách, là con, em của cán bộ, giảng viên trong nhà trường, song vẫn phải lấy tiêu chuẩn chất lượng làm mục tiêu hàng đầu.

Căn cứ vào định hướng phát triển quy mô đào tạo của nhà trường, dựa vào quy hoạch, kế hoạch xây dựng ĐNGV để xác định nhu cầu tuyển dụng, tránh mọi biểu hiện tiêu cực trong tuyển dụng để dẫn đến chọn người không đủ trình độ, năng lực. Để có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp đào tạo của nhà trường và khắc phục tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu như hiện nay, việc tuyển dụng cán bộ, giảng viên cần phải được tiến hành song song với việc sàng lọc và lựa chọn. Trong quá trình giảng dạy nếu xét thấy có GV không đáp ứng được yêu cầu, giảng dạy không đạt hiệu quả thì cho họ đi đào tạo lại hoặc chuyển sang môi trường công tác khác phù hợp hơn. Đối với những GV có biểu hiện sa sút về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn yếu, không chịu cố gắng học tập, rèn luyện để vươn lên, nhà trường đã nhiều lần nhắc nhở mà không chuyển biến thì cần có biện pháp xử lý kiên quyết theo các chế độ quy định hiện hành. Có như vậy mới tạo ra tác dụng tích cực nhằm kích thích, thúc đẩy ĐNGV của nhà trường phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chất lượng đội ngũ sư phạm của nhà trường ngày càng được củng cố.

- Về cơ cấu: Trong quy hoạch, kế hoạch xây dựng ĐNGV của nhà trường cần

phải đảm bảo sự cân đối, hợp lý về cơ cấu giữa các khoa, các môn học, các chuyên ngành đào tạo.

+ Việc cải thiện cơ cấu ĐNGV phải bắt đầu từ từng bộ môn, từng khoa; đặc biệt chú ý đến những bộ môn chưa có giảng viên đầu ngành, những bộ môn có nhiều giảng viên mới vào nghề; những bộ môn có nhiều giảng viên tuổi đã cao, nhiều cán bộ quản lý kiêm nhiệm giảng dạy.

+ Ở những bộ phận có cơ cấu chưa hợp lý thì việc điều động nội bộ, tiếp nhận thêm giảng viên phải luôn chú ý đến vấn đề cơ cấu như: tuổi đời, tuổi nghề,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 75 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thành phần dân tộc, giới tính, trình độ chuyên môn…, ngăn ngừa nguy cơ làm mất cân đối về cơ cấu nhân sự.

Song song với việc giải quyết đủ số lượng giảng viên, nhà trường cần tăng cường công tác bồi dưỡng giảng viên có trình độ cao ( tiến sĩ, thạc sĩ), giảng viên đầu ngành ở tất cả các bộ môn. Việc bồi dưỡng giảng viên không thể tùy tiện mà nhất thiết phải dựa trên cơ sở qui hoạch, có như vậy mới xây dựng được một cơ cấu hợp lý cho đội ngũ giảng viên của nhà trường.

Việc đào tạo, bồi dưỡng giảng viên hàng năm phải theo một lộ trình, kế hoạch nhất định, tránh tình trạng đưa đi đào tạo ồ ạt, tập trung quá nhiều vào một thời điểm gây khó khăn cho việc bố trí giảng dạy ở các khoa.

- Về chất lượng:

Chất lượng đội ngũ giảng viên nhà trường được thể hiện trên các mặt: Phẩm chất, trình độ, năng lực. Vì vậy trong công tác quy hoạch xây dựng ĐNGV cần quan tâm đầy đủ các mặt nêu trên; đặc biệt trình độ chuyên môn của ĐNGV phải được quan tâm hàng đầu. Để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ sư phạm nhà trường có thể tiến hành bằng cách:

+ Cử giảng viên đi học nâng cao trình độ trong và ngoài nước. Việc cử đi học phải có sự chọn lọc ngay từ đầu theo đúng quy hoạch để đào tạo được những giảng viên giỏi thật sự. Tránh hiện tượng trình độ không tương xứng với năng lực chuyên môn.

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng và tuyển chọn bổ sung đội ngũ sư phạm nhà trường cần thực hiện theo một quy trình nhất định, căn cứ vào các tiêu chuẩn nhất là tiêu chuẩn chuyên môn và phải tiến hành theo kế hoạch.

+ Các kế hoạch tổ chức nhân sự về ĐNGV phải được lập từ cơ sở các tổ chuyên môn, các khoa, phòng; sau đó đề xuất phương án trình Đảng ủy và BGH thông qua thành văn bản chính thức để làm căn cứ tổ chức thực hiện.

+ Trong tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng ĐNGV cần tiến hành nhất quán các quan điểm chỉ đạo, đồng bộ các biện pháp và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 76

có sự kiểm tra, đánh giá qua sơ bộ tổng kết định kỳ để kịp thời điều chỉnh, bổ sung trong kế hoạch cho phù hợp với thực tiễn.

Tóm lại: Việc tiến hành quy hoạch ĐNGV là nhằm làm cơ sở, là điều kiện bảo đảm cho việc xây dựng đội ngũ giảng viên có đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý và đồng bộ, trình độ và năng lực được nâng cao đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp đào tạo của nhà trường.

* Điều kiện để thực hiện biện pháp: Để có thể làm tốt công tác quy hoạch ĐNGV

cần phải:

+ Căn cứ vào các chủ trương định hướng, chỉ đạo của các cơ quan quản lý, lãnh đạo cấp trên, vào mục tiêu nhiệm vụ của nhà trường trong hiện tại và sự phát triển trong tương lai.

+ Về chế độ chính sách, nhà trường cần cụ thể hóa một số chính sách nhằm thu hút người tài về tham gia giảng dạy để bổ sung cho đội ngũ. Mặt khác đưa ra một số lợi ích ưu đãi về vật chất nhằm khuyến khích động viên ĐNGV tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

+ Quá trình lập quy hoạch cũng như trong tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng ĐNGV phải luôn có sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Chi bộ, BGH nhà trường, của HĐQT và sự phối hợp giúp đỡ, tạo điều kiện của các ngành, các cấp.

Một phần của tài liệu biện pháp xây dựng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghệ bắc hà huyện từ sơn - tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 83)