8. Cấu trúc của luận văn
1.4.2. 2 Đội ngũ giảng viên
* Khái niệm đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên là một tập thể bao gồm những giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục ở bậc đại học (đại học và cao đẳng), được tổ chức thành một lực lượng, có chung nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đặt ra cho nhà trường hoặc cơ sở giáo dục đó.
Đội ngũ giảng viên Việt Nam là những người lao động trí tuệ sáng tạo, có tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc cao, cần cù, thông minh, năng động và nhạy bén với sự phát triển của thời đại. Đồng thời đây cũng là lực lượng nghiên cứu khoa học hùng hậu. Chính từ lực lượng này đã xuất hiện nhiều nhà khoa học lớn, các chuyên gia đầu ngành. Họ có khả năng và thực tế đã có nhiều đóng góp tích cực và to lớn ở cả hai phương diện: Đào tạo những tài năng trẻ, bồi dưỡng đội ngũ trí thức, đồng thời nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật, khoa học quản lý, văn hoá, nghệ thuật, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng đất nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26
Theo “Từ điển Tiếng Việt”: "Cơ cấu là cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện chức năng của chủ thể". Như vậy có thể hiểu cơ cấu của đội ngũ giảng viên là tổ chức bên trong của đội ngũ. Cơ cấu đội ngũ giảng viên là một thể thống nhất, hoàn chỉnh bao gồm các thành phần sau: Số lượng giảng viên, chất lượng đội ngũ giảng viên và các yếu tố bên trong của đội ngũ. Ngoài số lượng giảng viên và trình độ đào tạo, có thể có các yếu tố khác trong cơ cấu đội ngũ giảng viên:
- Về chuyên môn: Đảm bảo tỷ lệ giảng viên trong các tổ chức chính trị xã hội (như tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh…) giữa các đơn vị (khoa, tổ) nhằm phát huy được vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong đội ngũ giảng viên.
- Về lứa tuổi: Duy trì sự cân đối giữa các thế hệ già, trung niên, trẻ của đội ngũ để có thể phát huy được tính năng động, hăng hái của tuổi trẻ và khai thác được vốn kinh nghiệm, từng trải của lớp già.
- Về giới tính: Đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa giảng viên nam và giảng viên nữ trong từng khoa, từng tổ, từng bộ môn và chuyên ngành được đào tạo. Cơ cấu chuyên môn, chính trị, lứa tuổi và giới tính thể hiện cấu trúc của đội ngũ giảng viên. Giữa các yếu tố cần phải đảm bảo sự cân đối, hợp lý nếu sự cần đối này bị phá vỡ thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng đội ngũ giảng viên.
Tóm lại: Chất lượng đội ngũ giảng viên phải được hiểu là gồm 5 yếu tố cấu thành đó là số lượng, phẩm chất, trình độ, năng lực và cơ cấu đội ngũ. Mỗi yếu tố đều có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt, giữa các yếu tố có sự tác động qua lại lẫn nhau, nương tựa vào nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh thống nhất giúp cho đội ngũ giảng viên tồn tại, phát triển và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là làm cho chất lượng đội ngũ giảng viên ngày càng hoàn thiện ở mức độ cao hơn. Điều đó có nghĩa là cùng một lúc chúng ta phải làm cho tất cả các yếu tố cấu thành nên chất lượng đội ngũ giảng viên phát triển đạt tới một trạng thái cao hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27