Thực trạng về chất lượng

Một phần của tài liệu biện pháp xây dựng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghệ bắc hà huyện từ sơn - tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 117)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.Thực trạng về chất lượng

2.2.2.1. Về trình độ được đào tạo

Trình độ của đội ngũ giảng viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy nói riêng, chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng đào tạo thì trước hết cần phải quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên nhà trường. Đối với Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà - Từ Sơn - Bắc Ninh, trình độ đội ngũ giảng viên còn thấp so với mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường, trình độ giảng viên không đồng đều, khả năng nghiên cứu khoa học, khả năng tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn ở mức độ thấp.

Số liệu được thống kê trong 4 năm kể từ khi thành lập như sau:

Bảng 2.4: Thống kê trình độ chuyên môn cán bộ giảng dạy (từ năm 2006 đến 2010) 2006 – 2007 2007 – 2008 2008 – 2009 2009 - 2010 Tiến sĩ 5 5 5 5 Thạc sĩ 7 10 12 15 Trình độ Năm học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 47

Đại học 70 77 85 90

Cao đẳng 5 7 8 9

Trung cấp 1 1 1 1

Tổng cộng 88 100 111 120

Bảng 2.5: Thống kê trình độ cán bộ giảng dạy theo khoa (tính đến năm học 2009 - 2010) Tổng số GV Tiến sĩ Thạc Đại học Cao đẳng Trung cấp

Nhu cầu đào tạo đến năm 2015 Tiến sĩ Thạc sĩ

Khoa KHCB 22 0 2 20 0 0 1 20

Khoa Kinh tế 20 2 5 17 0 0 3 17

Khoa Xây dựng 13 1 2 11 0 0 2 11

Khoa Môi trường 10 1 1 9 0 0 2 9

Khoa Điện-ĐT 18 0 2 17 0 0 1 17

Khoa Tin học 15 1 2 14 0 0 2 14

Khoa Đào tạo

nghề 22 0 1 11 9 1 1 11

Tổng 120 5 15 99 9 1 12 99

(Số liệu của phòng Tổ chức Hành chính - Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà)

2.2.2.2. Về chức danh

Căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên thì thực trạng về học hàm học vị trong đội ngũ giảng viên của nhà trường còn rất hạn chế thể hiện qua bảng chức danh thống kê sau:

Trình độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 48

Bảng 2.6: Thống kê chức danh cán bộ giảng dạy theo khoa (Năm học 2009 – 2010)

Học hàm GV chính Giảng viên Giáo viên GS PGS SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Khoa KHCB (22) 0 0 1 4.55 % 21 95.45% 0 0 % Khoa Kinh tế (20) 0 0 3 15 % 17 85 % 0 0 % Khoa Xây dựng (13) 0 0 1 7.69 % 12 92.31% 0 0 % Khoa Môi trƣờng (10) 0 0 1 10 % 9 90 % 0 0 % Khoa Điện-ĐT (18) 0 0 2 11.11% 16 88.89% 0 0 % Khoa Tin học (15) 0 0 1 6.67 % 14 93.33% 0 0 %

Khoa Đào tạo nghề (22) 0 0 0 0 % 11 50 % 11 50 %

Tổng (120) 0 0 9 100 11

(Số liệu của phòng Tổ chức hành chính - Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà)

2.2.2.3. Về phẩm chất đội ngũ

* Phẩm chất chính trị

Theo thống kê của Phòng Tổ chức hành chính, đa số giảng viên nhà trường được đào tạo qua các trường đại học công lập chính quy đúng với các chuyên ngành mà nhà trường đào tạo. Số giảng viên có tuổi đời từ 30 trở lên chiếm tỉ lệ khá đông, họ là những người từng trải qua thời kỳ khó khăn của đất nước mới đổi mới nên đã nhận thức rất sâu sắc về giá trị, thành quả của cuộc đổi mới đất nước. Theo nhận xét của Chi bộ và Hội đồng quản trị hầu hết giảng viên nhà trường đều có phẩm chất chính trị vững vàng, tuyệt đối tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh những chủ trương đường lối chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước.

Hiện tại Chi bộ nhà trường có 17 Đảng viên sinh hoạt trong đó Đảng viên là cán bộ giảng dạy có 6 đồng chí chiếm tỉ lệ 35,3% trong tổng số Đảng viên. Đó là số lượng đáng kể thể hiện phẩm chất chính trị của đội ngũ giảng viên nhà trường.

Đơn vị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 49

* Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

Cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý cấp phòng - khoa đến đội ngũ giảng viên nhà trường luôn là những người tận tụy với nghề nghiệp, có trách nhiệm với công việc được giao, đa số họ thể hiện là những "tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên noi theo". Trong công tác luôn thực hiện "kỷ cương, tình thương, trách nhiệm", biết phối hợp cộng đồng trách nhiệm trong xây dựng, hoàn thiện môi trường giáo dục lành mạnh tại nhà trường.

2.2.2.4. Về chất lượng giảng dạy

Hàng năm nhà trường dựa vào kết quả đánh giá xếp loại giảng viên ở các tổ chuyên môn của từng khoa và kết quả xét công nhận thành tích thi đua hoàn thành nhiệm vụ công tác của hội đồng thi đua nhà trường để đánh giá cán bộ viên chức theo từng năm học. Vì vậy, chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên được phản ánh phần nào qua kết quả xét thi đua theo năm học.

Phân tích thực trạng về chất lượng giảng dạy đã cho thấy mức độ được đánh giá khá và trung bình chiếm tỉ lệ lớn trong đội ngũ giáo viên. Sau đây là bảng đánh giá chất lượng giảng viên năm học 2009 - 2010.

Bảng 2.7: Đánh giá chất lƣợng đội ngũ giảng viên theo từng khoa (năm học 2009 - 2010)

Tổng số GV

Xếp loại giảng dạy

GV giỏi GV khá GV trung bình

SL TL % SL TL % SL TL %

Khoa KHCB 22 7 31.82% 13 59.09% 2 9.09%

Khoa Kinh tế 20 9 45% 10 50% 1 5%

Khoa Xây dựng 13 3 23.08% 9 69.23% 1 7.69%

Khoa Môi trường 10 2 20% 8 80% 0 0%

Khoa Điện-ĐT 18 7 38.89% 9 50% 2 11.11%

Khoa Tin học 15 9 60% 4 26.67% 2 13.33%

Mức độ đạt được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 50

Khoa Đào tạo

nghề 22 17 77.27% 4 18.18% 1 4.55%

(Số liệu của các Khoa thuộc Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà)

Theo số liệu báo cáo tổng kết của Chi bộ nhà trường thì 05 năm qua công tác xây dựng và phát triển Đảng đã đạt nhiều kết quả, bình quân mỗi năm phát triển từ 3 đến 5 đảng viên. Chi bộ liên tục được công nhận danh hiệu trong sạch, vững mạnh. Tuy nhiên, Đảng viên có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên rất ít (2 đồng chí). Đa số cán bộ quản lý các khoa và tổ chuyên môn chưa được bồi dưỡng về lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý.

2.2.2.5. Về năng lực

* Năng lực dạy học

Trong báo cáo tổng kết năm học 2009 - 2010, Hiệu trưởng nhà trường đã có nhận định "Những năm học qua, đội ngũ giảng viên nhà trường đã có nhiều cố gắng chuyển biến tích cực trong việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy theo hướng chuẩn hóa, đổi mới. Một số giảng viên có kỹ năng sư phạm khá vững vàng, thể hiện qua công tác giảng dạy, hướng dẫn thực tập, tốt nghiệp. Kết quả đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên và chất lượng học tập của HSSV được tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ thì những năm tới cần phải bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên đặc biệt là số giảng viên trẻ". Qua đợt lấy phiếu khảo sát tháng 3/2010 có 110 phiếu khảo sát dành cho giảng viên thì có đến 90 phiếu tự nhận là có đủ kiến thức để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, 8 phiếu cho rằng cần phải bồi dưỡng thêm về chuyên môn, 12 phiếu cần bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm.

* Năng lực giáo dục

Trong nhà trường, công tác quản lý giáo dục và công tác chủ nhiệm lớp rất quan trọng, nó góp phần cho việc hoàn thiện nhân cách HSSV, nâng cao chất lượng hiệu quả của quá trình đào tạo. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 51

cán bộ giảng viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng phải có năng lực tổ chức quản lý nhất định, dành nhiều thời gian, công sức để luôn theo dõi sâu sát đối với HSSV. Tìm hiểu rõ đặc điểm, tâm tư, tình cảm của đối tượng giáo dục để có biện pháp giáo dục phù hợp. Qua khảo sát thực tế tháng 3/2010 cho thấy đội ngũ giảng viên nhà trường đã có nhiều cố gắng và hoàn thành tốt vai trò nhiệm vụ giáo dục HSSV, có một số kinh nghiệm thực tiễn trong công tác giáo dục đặt ra. Tuy nhiên, một số giảng viên trẻ vẫn còn hạn chế kỹ năng quản lý giáo dục HSSV.

* Năng lực nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường, mỗi cán bộ giảng viên phải tham gia nghiên cứu khoa học để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của mình. Tuy nhiên trong thực tế hiện tại vẫn còn một số cán bộ giảng viên lúng túng về phương pháp và năng lực nghiên cứu khoa học còn yếu.

Đối với nhà trường, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học là yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên. Tuy là trường mới thành lập không lâu nhưng số đề tài khoa học được nghiên cứu ngày càng nhiều. Qua báo cáo về tình hình nghiên cứu khoa học của phòng Đào tạo cho thấy hàng năm có nhiều giảng viên trẻ đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và làm đề tài nghiên cứu phát triển trường. Song các đề tài chủ yếu ở cấp trường, phạm vi ứng dụng hẹp. Nhìn chung, công tác nghiên cứu khoa học của nhà trường còn mang tính phong trào, nhiều giảng viên chưa nắm chắc cơ sở, phương pháp nghiên cứu khoa học, mục tiêu nghiên cứu chưa được xác định rõ ràng, nội dung còn đơn điệu, giá trị nghiên cứu mang lại chưa cao. Chính vì vậy, việc hướng dẫn HSSV nghiên cứu khoa học còn gặp nhiều khó khăn.

* Năng lực tự bồi dưỡng

Qua phỏng vấn Ban giám hiệu và kiểm tra cụ thể đã xác định rằng: Ngoài việc thực hiện kế hoạch đào tạo tập trung, liên kết thì việc tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ giảng viên là rất quan trọng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 52

cần thiết. Đặc biệt là khi Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà được thành lập, cùng với sự giúp đỡ của các tổ chuyên môn, sự khuyến khích, tạo điều kiện của nhà trường, mỗi cán bộ giảng viên có sự quan tâm đến công tác tự bồi dưỡng, cập nhật những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cần thiết để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy vì sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Tuy nhiên, việc tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên nhà trường vẫn chưa có sự tổ chức quản lý chặt chẽ, chưa có một cơ chế, chính sách cụ thể nhằm khuyến khích động viên tất cả đội ngũ sư phạm tham gia nên năng lực tự bồi dưỡng của giảng viên nhà trường còn thấp, hiệu quả còn hạn chế.

2.2.3. Về cơ cấu

2.2.3.1. Cơ cấu giới tính

Cơ cấu về giới tính của đội ngũ giảng viên nhà trường được cân đối và giữ sự ổn định, tuy nhiên việc phân bố giảng dạy về chuyên môn ở các khoa hiện tại chưa được hợp lý qua số liệu thống kê từ năm học 2009 - 2010 đến nay như sau:

Bảng 2.8: Thống kê cơ cấu giới tính đội ngũ giảng viên

Năm học 2006 - 2007 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 - 2010

Tổng số giảng viên 70 100 115 120

Giảng viên nữ 30 45 52 54

Tỷ lệ nữ 42.86% 45% 45.22% 45%

(Số liệu của Phòng tổ chức cán bộ Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà)

Nhận xét:

- Nữ chiếm tỷ lệ tương đương so với nam

- Số lượng giảng viên nữ có tăng theo các năm học tiếp theo, song không đáng kể.

- Đội ngũ giảng viên nữ phần lớn là mới do vậy thâm niên công tác, kinh nghiệm về nghề nghiệp còn hạn chế. Vì vậy mà kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học còn ít. Nhà trường phải rất quan tâm tạo điều kiện cho đi bồi dưỡng đối với đội ngũ này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 53

- Nhiều giảng viên nữ mặc dù bị chi phối bởi điều kiện gia đình, nhưng đã tích cực tham gia thực hiện kế hoạch học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số giảng viên nữ dù trình độ thấp, chưa đạt tiêu chuẩn trình độ theo quy định nhưng không thể tham gia học tập về chuyên môn, nghiệp vụ vì nhiều lý do khác nhau.

2.2.3.2. Cơ cấu về độ tuổi

Cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ cũng liên quan đến chất lượng hoạt động chuyên môn và chiến lược phát triển sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Thực trạng cơ cấu độ tuổi đội ngũ giảng viên được thống kê qua bảng dưới đây:

Bảng 2.9: Thống kê tuổi đời giảng viên theo từng khoa

Tổng số GV Dưới 30 31 – 40 41 – 50 51 – 55 56 - 60 SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % Khoa KHCB 22 8 36.36 7 31.82 2 9.09 2 9.09 3 13.64 Khoa Kinh tế 20 5 25 8 40 1 5 4 20 2 10 Khoa Xây dựng 13 4 30.77 5 38.46 2 15.39 1 7.69 1 7.69 Khoa Môi trường 10 3 30 4 40 2 20 1 10 0 0% Khoa Điện- ĐT 18 4 22.22 5 27.78 6 33.33 2 11.11 1 55.56 Khoa Tin học 15 7 46.66 5 33.33 1 6.67 1 6.67 1 6.67 Độ tuổi Đơn vị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 54 Khoa Đào tạo nghề 22 3 13.64 10 45.45 6 27.27 2 9.09 1 4.55 Tổng 120 34 44 20 13 9

(Số liệu của Phòng Tổ chức cán bộ Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà)

2.2.3.3. Cơ cấu chuyên môn

Trình độ của giảng viên trường cao đẳng vừa là yếu tố phản ánh khả năng trí tuệ vừa là điều kiện cần thiết để thực hiện giảng dạy và NCKH. Trình độ của giảng viên cũng phản ánh tiềm lực trí tuệ của trường cao đẳng, là điều kiện tiên quyết bảo đảm sự tồn tại và phát triển của nhà trường, là tiêu chí để phân biệt đội ngũ giảng viên của một trường cao đẳng với một trường trung cấp.

Bảng 2.10: Tổng hợp trình độ chuyên môn của giảng viên toàn trƣờng (tính đến năm học 2009 – 2010)

Năm học Tổng số GV Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học

SL TL% SL TL% SL TL%

2006 - 2007 70 5 7.14 7 10 70 70

2007 - 2008 100 5 5 10 10 77 77

2008 - 2009 115 5 4.35 12 10.43 85 73.91

2009 - 2010 120 5 4.17 15 10.83 90 75

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 55

2.2.4. Đánh giá chung về đội ngũ giảng viên 2.2.4.1. Những mặt mạnh 2.2.4.1. Những mặt mạnh

Qua phân tích thực trạng đội ngũ giảng viên của nhà trường, nhận thấy có một số mặt mạnh sau:

- Về nhận thức, đa số giảng viên nhà trường đã xác định được yêu cầu nhiệm vụ, nên đã tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường.

- Đội ngũ giảng viên rất đa dạng về chuyên môn ngành nghề, trong đó giảng viên cơ hữu chiếm số đông, giảng viên mời giảng chiếm tỷ lệ thấp. Đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường chủ động trong việc phân công kế hoạch công tác cho đội ngũ giảng viên.

- Hầu hết giảng viên nhà trường có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nhất định, có tinh thần trách nhiệm gắn bó với chuyên môn nghề nghiệp, nhiều giảng viên có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn, phát huy tác dụng tốt trong đội ngũ.

2.2.4.2. Những tồn tại

- Cơ cấu đội ngũ chưa cân đối, bố trí sử dụng chưa thật sự cân đối giữa các ngành nghề chuyên môn. Hiện tượng vừa thừa lại vừa thiếu vẫn luôn xẩy ra, thiếu giảng viên nhiều nhất ở các ngành kinh tế, kỹ thuật và các bộ môn như tin học…

- Trình độ được đào tạo của đội ngũ chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ của

Một phần của tài liệu biện pháp xây dựng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghệ bắc hà huyện từ sơn - tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 117)