Tiêu chuẩn và nhiệm vụ của người giảng viên

Một phần của tài liệu biện pháp xây dựng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghệ bắc hà huyện từ sơn - tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 32)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.2.1. Tiêu chuẩn và nhiệm vụ của người giảng viên

* Tiêu chuẩn của người giảng viên

Theo Điều 70 Luật Giáo dục 2005, nhà giáo (giảng viên) phải có những tiêu chuẩn sau đây:

"a. Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;

b. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; c. Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;

d. Lý lịch bản thân rõ ràng".

Căn cứ vào Quyết định số 202/TCCB-VC (08/06/1994) của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành GD&ĐT, thì giảng viên cao đẳng, đại học được chia thành giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Sau đây là tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng ngạch công chức: Theo quan điểm của các nhà giáo dục học, trình độ đội ngũ giảng viên trước hết phải nói đến hệ thống tri thức mà người giảng viên nắm được. Đó không phải là các tri thức có liên quan đến môn học do người giảng viên trực tiếp phụ trách giảng dạy, mà còn là sự hiểu biết nhất định về các môn khoa học lân cận với bộ môn chuyên ngành nào đó. Đặc biệt là các tri thức mang tính chất là công cụ, phương tiện để nghiên cứu khoa học như: toán học, ngoại ngữ, tin học… và phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu khoa học. Theo quyết định số: 538/TCCB-BCTL ngày 18/12/1995 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ yêu cầu về trình độ của giảng viên, giảng viên chính và giảng viên cao cấp như sau:

* Đối với giảng viên:

- Có bằng cử nhân trở lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24

- Phải có ít nhất 2 chứng chỉ bồi dưỡng sau đại học.

+ Chương trình triết học nâng cao cho nghiên cứu sinh và cao học. + Những vấn đề cơ bản của tâm lý học và lý luận dạy học bộ môn ở bậc cao đẳng và đại học.

+ Sử dụng được một ngoại ngữ trình độ B (là ngoại ngữ thứ 2 đối với giảng viên ngoại ngữ).

* Đối với giảng viên chính:

- Có bằng Thạc sĩ trở lên.

- Có thâm niên ở giảng viên ít nhất là 9 năm.

- Sử dụng được một ngoại ngữ trong chuyên môn ở trình độ C (là ngoại ngữ thứ 2 đối với giảng viên chính ngoại ngữ).

- Có đề án hoặc công trình sáng tạo được hội đồng khoa học nhà trường công nhận và được áp dụng có kết quả trong chuyên môn.

* Đối với giảng viên cao cấp:

- Có bằng Tiến sĩ của chuyên ngành đào tạo.

- Là giảng viên chính có thâm niên ở ngạch tối thiểu là 6 năm. - Sử dụng được 2 ngoại ngữ để phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và giao tiếp quốc tế (ngoại ngữ thứ nhất tương đương trình độ C đối với người dạy ngoại ngữ).

- Có tối thiểu 3 đề án hoặc công trình khoa học sáng tạo được hội đồng khoa học nhà trường hoặc ngành công nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả.

* Nhiệm vụ của người giảng viên

Nhiệm vụ của giảng viên được qui định tại Điều 72 của Luật Giáo dục 2005 và các nhiệm vụ cụ thể theo Điều 46 Điều lệ trường cao đẳng.

- "Hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và NCKH được qui định theo giờ chuẩn do Bộ GD&ĐT ban hành đối với các chức danh và ngạch tương ứng;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25

- Giảng dạy theo nội dung, chương trình đã được Bộ GD&ĐT, trường cao đẳng qui định. Viết giáo trình, bài giảng, tài liệu phục vụ giảng dạy-học tập theo sự phân công của các cấp quản lý;

- Không ngừng tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo;

- Tham gia và chủ trì các đề tài NCKH, phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học, công nghệ và các hoạt động khoa học, công nghệ khác;

- Chịu sự giám sát của các cấp quản lý về chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và NCKH;

- Hướng dẫn, giúp đỡ người trong học tập, NCKH, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, tác phong, lối sống".

- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu biện pháp xây dựng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghệ bắc hà huyện từ sơn - tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)