Xây dựng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu biện pháp xây dựng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghệ bắc hà huyện từ sơn - tỉnh bắc ninh (Trang 34 - 117)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.3.Xây dựng đội ngũ giảng viên

Theo “Từ điển tiếng Việt” khái niệm xây dựng được hiểu theo nghĩa đen là: “xây dựng là việc xây, tạo dựng nên cơ sở hạ tầng. Mặc dù hoạt động này được xem là riêng lẻ, song trong thực tế, đó là sự kết hợp của nhiều nhân tố. Hoạt động xây dựng được quản lí bởi nhà quản lí...”.

Như vậy, mọi sự vật, hiện tượng, con người, xã hội có sự gia tăng về lượng, biến đổi về chất, làm cho số lượng và chất lượng vận động theo hướng đi lên trong mối quan hệ bổ sung cho nhau tạo nên giá trị mới trong một thể thống nhất đều có thể coi là phát triển. Đội ngũ giảng viên là nguồn nhân lực cơ bản của nhà trường đại học, xây dựng đội ngũ giảng viên chính là “xây dựng đội ngũ nhà

giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.” (Trích: Chỉ thị số 40-CT/TW - v/v xây

dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục - Ngày ban hành: 15-06-2004).

Tuỳ theo mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trường, cơ sở đào tạo mà xây dựng đội ngũ giảng viên có thể theo 3 chiều hướng khác nhau:

- Lấy việc phát triển cá nhân người giảng viên làm trọng tâm. Đó là việc tạo ra sự chuyển biến tích cực của các giảng viên trên cơ sở nhu cầu mà họ đặt ra. Điều đó nhằm khuyến khích tài năng, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ và như vậy là thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ.

- Lấy phát triển nhà trường làm trọng tâm, thì rõ ràng mục tiêu của nhà trường là cơ sở cho việc xây dựng đội ngũ giảng viên. Điều này thường tạo ra suy nghĩ cho rằng: Xây dựng đội ngũ giảng viên là công việc của nhà trường, là việc thực hiện mục tiêu của nhà trường với tư cách là thực hiện một nhiệm vụ do cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28

trên (lãnh đạo nhà trường) giao cho mà người giảng viên phải thực hiện chứ không phải là nhu cầu của giảng viên. Do đó, đã tạo ra một sức ỳ đáng kể, hạn chế sự tích cực, sáng tạo của đội ngũ giảng viên. Dẫn tới hiệu quả công tác xây dựng đội ngũ giảng viên thường là thấp.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên trên cơ sở phát triển cá nhân giảng viên đồng thời với việc thực hiện mục tiêu nhà trường. Với quan điểm này thì xây dựng đội ngũ giảng viên được xem như một quá trình mà trong đó nhà trường và cá nhân giảng viên được đồng thời coi là trọng tâm. Đây là quan điểm mang tính hợp tác, vì cho rằng: Các nhu cầu phát triển của nhà trường cũng quan trọng như các nhu cầu phát triển của giảng viên, vì vậy cả 2 loại nhu cầu đều cần phải cân nhắc, được hoà hợp và cân bằng với nhau thì công tác xây dựng đội ngũ giảng viên mới đạt kết quả tốt. Công tác xây dựng đội ngũ giảng viên trong nhà trường phải nhằm vào những mục tiêu cơ bản là:

1. Chăm lo xây dựng đội ngũ để có đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu loại hình, vững vàng về trình độ có thái độ nghề nghiệp tốt, tận tuỵ với nghề, đảm bảo chất lượng về mọi mặt để đội ngũ giảng viên thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất chương trình, kế hoạch đào tạo và những mục tiêu chung của nhà trường.

2. Phải làm cho đội ngũ giảng viên luôn có đủ điều kiện, có khả năng sáng tạo trong việc thực hiện tốt nhất những mục tiêu của nhà trường đồng thời tìm thấy lợi ích cá nhân trong mục tiêu phát triển của tổ chức, xây dựng đội ngũ giảng viên phải tạo ra sự gắn bó kết hợp mật thiết giữa công tác quy hoạch, kế hoạch tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng và tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ phát triển.

3. Xây dựng đội ngũ giảng viên là bao gồm sự phát triển toàn diện của người giảng viên, nhà giáo giảng dạy đại học với tư cách là con người, là thành viên trong cộng đồng nhà trường, là nhà chuyên môn, nhà khoa học trong hoạt động sư phạm về giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29

4. Xây dựng đội ngũ là phải làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng được kế hoạch tiếp nhận, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ thường xuyên liên tục.

5. Kết quả của công tác xây dựng đội ngũ giảng viên không những chỉ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho các nhà giáo mà còn cần phải quan tâm đến những nhu cầu thăng tiến, những quyền lợi thiết thực để thực sự làm cho người giảng viên gắn bó trung thành và tận tuỵ với “Sự nghiệp trồng người”.

Thuật ngữ “Xây dựng đội ngũ giảng viên” được hiểu là một khái niệm tổng hợp bao gồm cả việc bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và phát triển nghề nghiệp của họ. Menger cho rằng việc xây dựng đội ngũ giảng viên phải “Nhằm mục đích tăng cường hơn nữa đến sự phát triển toàn diện của người giảng viên trong hoạt động nghề nghiệp”. Còn theo Webb: “Xây dựng đội ngũ giảng viên phải mang tính đón đầu chứ không phải phản ứng nhất thời. Những thiếu sót trong khâu đào tạo nghiệp vụ, các yêu cầu cần cập nhật kỹ năng cần thiết không phải là nguyên nhân căn bản dẫn đến xây dựng đội ngũ giảng viên”.

Nếu như phạm vi bồi dưỡng bao gồm những gì mà người giảng viên cần phải biết, phạm vi phát triển nghề nghiệp đội ngũ giảng viên bao gồm những gì họ nên biết, thì xây dựng đội ngũ giảng viên là bao quát tất cả những gì mà người giảng viên có thể trau dồi phát triển để đạt các mục tiêu cơ bản cho bản thân, cho nhà trường. Đó là con đường để người giảng viên phát triển toàn diện nội lực của bản thân để hài hoà phù hợp với thoả đáng trong sự phát triển chung của nhà trường.

Như vậy, mỗi quan điểm đều có những điểm tích cực, điểm hạn chế riêng. Vấn đề đặt ra là mỗi nhà trường cần xem xét vận dụng trên cơ sở thực trạng của tổ chức để có bước đi thích hợp, sao cho đội ngũ giảng viên khi tiếp cận nhu cầu nhà trường đều thấy có nhu cầu của mình trong đó, tạo cho họ sự hứng thú, say mê và yên tâm với nghề nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30

Tóm lại, xây dựng đội ngũ giảng viên là phạm trù chỉ sự tăng tiến, chuyển biến theo chiều hướng tích cực của đội ngũ giảng viên trong việc hoàn thành mục tiêu giáo dục - đào tạo của trường đại học. Xây dựng đội ngũ giảng viên là quá trình chuẩn bị lực lượng để đáp ứng sự phát triển của nhà trường. Trong quá trình chuẩn bị lực lượng phải chú ý toàn diện các yếu tố về số lượng, về cơ cấu, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ, trách nhiệm của mỗi giảng viên đối với nhà trường. Để đạt được điều đó, xây dựng đội ngũ giảng viên phải gắn liền với việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng sử dụng và tạo môi trường sư phạm. Sự quan tâm chăm lo đến việc xây dựng đội ngũ giảng viên trong các nhà trường là nhiệm vụ trung tâm, ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển toàn diện của nhà trường. Dưới đây là sơ đồ mô phỏng:

Sơ đồ 1.1 : Mối tƣơng quan giữa bồi dƣỡng, phát triển nghề nghiệp và xây dựng đội ngũ giảng viên

Ở đây cũng cần có sự phân biệt giữa hai nội dung bồi dưỡng đội ngũ giảng viên:

Bồi dưỡng ĐNGV Xây dựng ĐNGV

Phạm vi

- Hẹp (về mục tiêu, nội dung)

- Chỉ tập trung vào công tác bồi dưỡng

- Rộng (về mục tiêu, nội dung)

- Gồm cả bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng Vấn đề ĐNGV phải biết Vấn đề ĐNGV nên biết Vấn đề ĐNGV có thể trau dồi phát triển Đào tạo ĐN GV Bồi dưỡ ng ĐN GV ĐNGV sau đào tạo Ý tưởng Tính

khả thi lực triển Năng

khai Thực tế

thực hiện Đánh giá sau thực hiện

Giao nhiệm vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 Nội dung - Trình độ chuyên môn - Trình độ sư phạm - Thái độ nghề nghiệp - Trình độ chuyên môn - Trình độ sư phạm - Thái độ nghề nghiệp - Số lượng, cơ cấu, đội ngũ kế cận Kế hoạch Thường là ngắn hạn, giải pháp tình thế. Có tính chất dài hạn (quy hoạch), liên tục, có tính chất đón đầu. Mục đích Nâng cao trình độ và thái độ nghề nghiệp của ĐNGV.

Đổi mới toàn diện cả số lượng lẫn cơ

cấu, chất lượng và sử dụng ĐNGV.

Khái niệm

Bồi dưỡng giảng viên có nghĩa là đưa người giảng viên từ một điểm khởi đầu đạt được một vài tiêu chí nhất định về trình độ kỹ năng.

Xây dựng ĐNGV bao gồm không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà còn cả sự thoả mãn của cá nhân, sự trung thành, tận tuỵ của người giảng viên đối với nhà trường, cùng bầu không khí làm việc dân chủ, lành mạnh và thoải mái.

Tóm lại, công tác xây dựng ĐNGV là một quá trình liên tục phát triển nhằm hoàn thiện hoặc thay đổi tình hình hiện tại để làm cho đội ngũ không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Thực chất đó cũng là một quá trình cải cách, cải tổ về ĐNGV. Xây dựng ĐNGV là một quá trình tích cực có tính hợp tác cao, trong đó người giảng viên có vai trò quan trọng trong sự trưởng thành về năng lực, trình độ về mặt nghề nghiệp cũng như nhân cách của bản thân họ cùng hoà hợp và phát triển với đại gia đình nhà giáo của nhà trường. Chính vì thế, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh trong sự nghiệp trồng người, đội ngũ giáo viên nếu chỉ có tài thôi thì chưa đủ, ngoài trí tuệ, tài năng, người giáo viên phải có đạo đức. Người nhắc nhở: “các thầy, cô giáo phải trở thành tấm gương sáng, thành kiểu mẫu cho các em noi theo”, “phải là kiểu mẫu về mọi mặt, tư tưởng, đạo đức, lối làm việc”. Tấm gương của người thầy đối với học sinh là vô cùng quan trọng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32

Người nói: “Óc những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng, nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ, vì vậy sự học tập ở nhà trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên và tương lai của thanh niên là tương lai của nước nhà” (1), do đó “Thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu” (2). ( Trích: (1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.5, tr.102. (2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.9, tr.492)

Kết luận Chƣơng 1

Xây dựng đội ngũ giảng viên là con đường làm giàu kiến thức, kỹ năng, thái độ để giảng viên vững vàng về nhân cách nghề nghiệp. Xây dựng đội ngũ giảng viên có sự cân đối về số lượng, chất lượng và cơ cấu, sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

Các khái niệm, cơ sở lý luận, thực tiễn về xây dựng đội ngũ giảng viên được nêu ra ở chương 1 sẽ tạo cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà trong giai đoạn hiện nay, góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục cao đẳng, đại học nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ VÀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ BẮC HÀ –

HUYỆN TỪ SƠN - TỈNH BẮC NINH 2.1. Khái quát chung về tỉnh Bắc Ninh.

2.1.1. Về địa lý kinh tế:

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gọn trong châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh.

- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang

- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội - Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương

- Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội

Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh:

- Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và du khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước.

- Gần thủ đô Hà Nội được xem như là một thị trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá... đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ... Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, trong đó đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ du lịch.

- Là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội (cách Hà Nội khoảng 25km), Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưu chính với Trung Quốc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng.

Trong cấu trúc địa lý không gian thuận lợi như vậy sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tếtrọng điểm phía Bắc.

Kinh tế: Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm qua kinh tế Bắc Ninh có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất hàng hoá đang phát triển, có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực tăng trưởng cao. Công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp nông thôn được phát triển thích ứng dần với cơ chế thị trường. Sản xuất kinh doanh phát triển đều cả về quy mô và chất lượng. Đặc biệt hệ thống 61 làng

Một phần của tài liệu biện pháp xây dựng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghệ bắc hà huyện từ sơn - tỉnh bắc ninh (Trang 34 - 117)