Một số thông tin về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính Nhà nước

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành thuế từ thực tiễn cục thuế tỉnh thừa thiên huế (Trang 42 - 45)

6. Kết cấu của đề tài

1.3.2 Một số thông tin về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính Nhà nước

Nhà nước (tính đến 31/12/2010)

Sau 10 năm thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010, chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới.

Theo Vụ Cải cách hành chính(CCHC) Bộ Nội vụ, có một thực tế khá gay go đó là vẫn có tới 30-35% CBCC cấp xã chưa qua đào tạo, đặc biệt kiến thức về quản lý Nhà nước mới họ càng không lĩnh hội được. Đây là vấn đề khá lớn, bởi CBCC cấp xã là “bộ mặt” của bộ máy hành chính Nhà nước. Họ là những “cán bộ gốc”, tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với người dân. Rõ ràng cần một cuộc cải cách nữa đội ngũ cán bộ này mới đáp ứng được những yêu cầu đặt ra. Cũng theo báo cáo của Bộ nội vụ, trong các cơ quan hành chính Nhà nước, chỉ có khoảng 30% CBCC làm việc có hiệu quả cao, số còn lại không có hiệu quả gì đặc biệt [5] .

Những nguyên nhân khiến chất lượng đội ngũ CBCC chưa đáp ứng được yêu cầu mới là công tác quản lý, tuyển dụng, sử dụng, thi tuyển, thi nâng ngạch, đánh giá, luân chuyển, đề bạt CBCC thời gian qua chậm thay đổi và không theo phương pháp khoa học.

Theo đánh giá của Bộ Nội vụ, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chất lượng CBCC vẫn làng nhàng nằm ở khâu tuyển dụng đầu vào. Có hai hình thức tuyển công chức đó là thông qua thi tuyển và xét tuyển, tuy nhiên cả hai hình thức này đều có những điểm bất hợp lý. Đối với hình thức thi tuyển, các thí sinh ngoài thi môn bắt buộc và tiếng Anh còn phải thi môn chuyên ngành. Tuy nhiên, cơ quan tuyển dụng lại không có sẵn “ngân hàng câu hỏi” đành phải đi “mua đề”, kết quả là khá tốn kém tiền ngân sách cho việc tổ chức thi tuyển, trong khi mỗi lần chỉ tuyển được một vài CBCC. Nhưng câu chuyện tốn kém cũng chỉ là một vế bởi nếu tốn một chút mà tuyển được người có đủ

năng lực, trình độ nghiệp vụ và đạo đức thì... tốn kém lại không thành chuyện đáng bàn. Vấn đề nằm ở chỗ, trong số những người trúng tuyển, liệu có phải tất cả đều được thi và tuyển dụng một cách công tâm, không dựa trên một số mối quan hệ nào đó? Và khi được tuyển dụng rồi, liệu họ có được đặt đúng vị trí sở trường hay không?

Đối với hình thức xét tuyển CBCC thì còn nhiều điểm bất hợp lý hơn nữa, xét tuyển (thông qua kết quả học tập) là bất hợp lý trong giai đoạn hiện nay, thậm chí là “chỗ hở” cho việc “chạy điểm”. Thực tế, dựa vào kết quả xét điểm từ cao xuống thấp, đã có khá nhiều thí sinh có kết quả học tập trung bình ở các trường “top trên” đành ngậm ngùi nhận lại hồ sơ chỉ vì các thí sinh ở trường “top dưới” trúng tuyển.

“Đánh giá người tài qua bằng cấp là hạn chế lớn nhất” hiện nay bởi công tác đào tạo của ta đang gặp phải nghịch lý là bằng cấp, chứng chỉ ngày càng nhiều, nhưng chất lượng về chuyên môn của CBCC có bằng cấp, chứng chỉ lại đang là vấn đề đáng lo ngại của nền hành chính nước ta ngay trong thời kỳ cải cách. Trong dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện “Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010...” Phần đánh giá về chương trình hành động số 4 “xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước” đã chỉ rất rõ yếu kém này: “Mặc dù công tác đào tạo, bồi dưỡng được tăng cường, số lượng cán bộ, công chức qua các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng khá lớn, nhưng nhìn chung chất lượng, nhất là kiến thức quản lý Nhà nước mới với kỹ năng nghiệp vụ hành chính thực sự đạt được ở tỉ lệ thấp”.

Bộ nội vụ cũng nhận định rằng, tiêu chuẩn chức danh hiện mới chỉ phản ánh bằng cấp, hồ sơ lý lịch, chưa thể hiện thực tế năng lực. Tình trạng này cũng được xác định là bắt nguồn từ nguyên nhân rất điển hình là tính qui hoạch trong đào tạo, bồi dưỡng CBCC chưa cao, “đào tạo không theo địa chỉ”, mà chủ yếu chạy theo số lượng, sở thích của CBCC; chưa xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn cho từng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

Để thực hiện cải cách hành chính, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, bên cạnh việc tập trung phát triển kinh tế- xã hội bền vững, thì vấn đề không kém phần quan trọng là phải xây dựng cho được đội ngũ cán bộ công chức hành chính “vừa hồng vừa chuyên” với các yêu cầu ngày càng cao cả về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, về phẩm chất đạo đức, tư tưởng, chính trị …

Yêu cầu là vậy, nhưng trên thực tế, đội ngũ cán bộ công chức hiện nay có thể nói chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

Theo một kết quả điều tra mới đây, cả nước có khoảng 195.422 cán bộ công chức hành chính từ Trung ương đến các huyện, thị, cán bộ công chức cấp xã là 192.438 người. Trong đó, cán bộ công chức có trình độ đại học trở lên chiếm 59,9%, có trình độ trung cấp là 33,96%, trình độ sơ cấp là 5,84%. Điều đó cho thấy cán bộ công chức có trình độ chuyên môn chưa cao, hiện có tới 1/3 tổng đội ngũ có trình độ trung cấp.

Về trình độ lý luận chính trị, có 20,26% cán bộ công chức có trình độ lý luận chính trị sơ cấp, 29,95% có trình độ lý luận chính trị trung cấp và chỉ có 10,68% cán bộ công chức có trình độ lý luận chính trị cao cấp. Số liệu trên một lần nữa cho thấy số cán bộ công chức hành chính Nhà nước có trình độ lý luận chính trị cao cấp là rất ít, chủ yếu có trình độ lý luận trung cấp.

Về quản lý Nhà nước: hiện có 11.429 (5,86%) cán bộ công chức đạt trình độ ngạch cán sự; 59.933 (30,71%) ngạch chuyên viên; 15,417 (7,9%) ngạch chuyên viên chính; 1.501 (0,77%) cán bộ công chức đạt trình độ ngạch chuyên viên cao cấp. Thời gian qua đã có 88.208 cán bộ công chức hành chính được bồi dưỡng về quản lý hành chính Nhà nước, song cũng chỉ mới đạt 45,17% trong tổng số cán bộ công chức, hoàn toàn chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Về tin học và ngoại ngữ: chỉ có 2% cán bộ công chức đạt trình độ C về tin học, 37,03% đạt trình độ B và 32,93% trình độ A. 18,97% cán bộ công chức có trình độ ngoại ngữ A, 38,13% trình độ B, 8,09% trình độ C và 1.701 cán bộ công chức (0,87%) đạt trình độ D. Như vậy trong tổng số cán bộ công chức, có 71,96% có trình độ về tin học và 66,06% có trình độ về ngoại ngữ từ A trở lên, tuy nhiên đây vẫn là khâu yếu của cán bộ công chức, ảnh hưởng không nhỏ đến thực thi nhiệm vụ, chức trách và tiếp cận với công nghệ tiên tiến trong quản lý, điều hành [1] .

Từ đó cho thấy, bên cạnh những ưu điểm nổi bật: đại bộ phận cán bộ công chức hành chính Nhà nước có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu lý tưởng XHCN, trung thành với tổ quốc, với nhân dân. Số đông được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị … Theo tiêu chuẩn quy định. Hầu hết cán bộ là cần cù,

chịu khó, có ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, năng động sáng tạo, tích cực học tập, đổi mới tư duy, tiếp cận nhanh với những yêu cầu mới trong quản lý và phục vụ nhân dân … Thì vẫn còn những tồn tại, hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng, hiệu quả quản lý, điều hành như: một bộ phận cán bộ công chức còn thiếu, yếu về kiến thức quản lý Nhà nước, nắm chưa chắc pháp luật, chính sách của Nhà nước, đường lối của Đảng, kỹ năng hành chính, ngoại ngữ, tin học. Ở một số công sở, một bộ phận cán bộ công chức yếu kém về kỹ năng giao tiếp, ứng xử không tốt với nhân dân, thậm chí còn rơi vào thoái hóa biến chất, sa sút về phẩm chất, đạo đức, lối sống; thiếu tinh thần trách nhiệm, quan liêu hách dịch, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân … Dẫn đến sự hài lòng của người dân đối với một số công sở ở dưới mức trung bình. Đây là điều các cấp các ngành, các cơ quan công sở cần phải nghiêm túc nhìn nhận và nhanh chóng khắc phục. Nên kiên quyết đưa ra khỏi biên chế những cán bộ công chức hành chính yếu kém, không đủ năng lực trình độ và phẩm chất đạo đức. Có như vậy mới mong có được một đội ngũ cán bộ “vừa hồng vừa chuyên” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành thuế từ thực tiễn cục thuế tỉnh thừa thiên huế (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w