6. Kết cấu của đề tài
1.2.2.2. Phân loại công chức theo vị trí công tác, tính chất lao động và thẩm quyền được
quyền được trao
Ở nhiều nước phát triển, người ta phân loại công chức theo công việc đảm nhiệm chứ không phải phân loại công chức là xếp hạng các cá nhân đảm nhiệm công việc đó. Ví dụ ở Mỹ: các chức vụ về văn phòng, hành chính, tài chính được xếp thành 18 hạng, mỗi hạng từ 5 đến 7 bậc các chức vụ này được tổng kết trong bảng GS
(general schedule), các chức vụ thuộc về công nghệ, tu bổ… gồm 10 hạng được ghi trong bảng CPC (craft protective and custudial schedule).
Ở nước ta việc phân loại này như sau: + Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
+ Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (Công chức chuyên môn là công chức không có quyền ra mệnh lệnh, quyết định hành chính; hay Công chức thực hành nghiệp vụ và kỹ thuật (thư ký, đánh máy…)).
1.2.2.3. Phân loại công chức theo ngành, lĩnh vực
- Ngành Hành chính - Ngành Lưu trữ - Ngành Thanh tra - Ngành Kế toán - Ngành kiểm toán - Ngành Thuế - Ngành Tư pháp - Ngành Ngân hàng - Ngành Hải quan - Ngành Nông nghiệp - Ngành Lâm nghiệp - Ngành Thủy lợi - Ngành Xây dựng - Ngành Khoa học kỹ thuật - Ngành Khí tượng thủy văn - Ngành Môi trường
- Nghành Giáo dục đào tạo - Ngành Y tế - Ngành Văn hóa - Ngành Thông tin - Ngành Du lịch - Ngành Thể dục thể thao - Ngành Dự trữ quốc gia - Ngành Quản lý thị trường
Ngoài các cách phân loại trên, công chức còn có thể được phân loại theo trình độ đào tạo (sau đại học, đại học, trung học…) hoặc theo hệ thống tổ chức, gồm:
- Công chức làm việc ở cơ quan, tổ chức ở Trung ương - Công chức làm việc ở cơ quan, tổ chức cấp Tỉnh; - Công chức làm việc ở các cơ quan, tổ chức cấp Huyện; - Công chức làm việc ở cơ quan, tổ chức cấp Xã.
Ở mỗi ngành cũng có những cách phân loại công chức khác nhau, đối với ngành Thuế, thì có hai cách phân loại công chức như sau:
a) Loại A gồm ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; b) Loại B gồm ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương; c) Loại C gồm ngạch chuyên viên hoặc tương đương;
d) Loại D gồm ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên.
- Căn cứ vào vị trí công tác
a) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; b) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
1.2.3 Các tiêu chí và các yếu tố cơ bản đánh giá chất lượng đội ngũ công chức hành chínhchức hành chính chức hành chính
Công Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Sự nghiệp cải cách nền hành chính Nhà nước cuộc đổi mới toàn diện nước ta do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã trải qua gần 20 năm kể từ được đánh dấu bằng Nghị quyết trung ương 8 khoá VII cũng nằm trong tiến trình của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Một trong ba nội dung quan trọng của cải cách nền hành chính Nhà nước là xây dựng đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước có phẩm chất chính trị vững vàng, đủ năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngang tầm để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hoàn thiện tiêu chuẩn, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đóng một vai trò quan trọng
Đánh giá cán bộ, công chức là công việc thường xuyên ở các cơ quan, đơn vị. Mục đích của việc đánh giá công chức là để xem xét năng lực, trình độ, kết quả công tác; làm căn cứ để sử dụng, đề bạt, kỷ luật, khen thưởng, thuyên chuyển; đồng thời thấy được các vấn đề bất cập về quản lý chất lượng công việc của công chức.
Đánh giá chất lượng cán bộ công chức là việc so sánh, phân tích mức độ đạt được của quá trình phấn đấu, rèn luyện và thực hiện công việc của người cán bộ công chức, theo tiêu chuẩn và yêu cầu đề ra. Công tác đánh giá hết sức quan trọng vì những mục đích cũng như ảnh hưởng của nó đến chất lượng của cán bộ, công chức và của tổ chức.
Có rất nhiều tiêu chí, yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ công chức hành chính, trong phạm vi đề tài này, tác giả xin được đề cập đến một số tiêu chí, yếu tố cơ bản sau:
1.2.3.1 Tiêu chí về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Với mục tiêu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại, đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực, hệ thống các cơ quan Nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Để làm được điều đó thì một trong những yêu cầu quan trọng đó là về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là tiêu chí hàng đầu đáp ứng yêu cầu công tác, đảm bảo năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của CBCCHC Nhà nước. Việc thực thi công vụ đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi công tác luân phiên, luân chuyển cán bộ được thực hiện thường xuyên, liên tục đòi hỏi cán bộ công chức phải thông thạo nhiều lĩnh vực chuyên môn, luôn học hỏi tự nâng cao hoàn thiện năng lực công tác đáp ứng được nhiệm vụ khi được phân công. Trình độ nghiệp vụ, chuyên môn không những được chú trọng ngay từ khâu xét tuyển, thi tuyển nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ công chức có chất lượng cao, trong quá trình thực thi công vụ cần được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn.
1.2.3.2 Tiêu chí về trình độ ngoại ngữ, tin học
Với sự phát triển như vũ bảo của cách mạng khoa học, công nghệ trong bối cảnh Toàn cầu hóa hiện nay, đòi hỏi các quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân phải tích cực giao lưu, mở rộng khả năng nhận thức và năng lực hành động. Muốn vậy, mỗi cá nhân phải có tri thức toàn diện, phải có trình độ về ngoại ngữ, tin học ngày càng hoàn thiện làm công cụ, chìa khóa mở cửa kho tàng trí thức nhân loại, nâng cao năng lực thu nhận và xữ lý thông tin và quyết định hành động nhanh chóng, đạt mục tiêu tốt nhất. Yêu cầu này hết sức cần thiết đối với đội ngũ CBCCHC Nhà nước nói chung trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế xã hội phát triển, mở cửa hội nhập với khu vực và quốc tế. Đội ngũ CBCC giỏi về ngoại ngữ, tin học giúp cho việc giao tiếp, xử lý thông tin nhanh chóng thuận lợi mang lại hiệu quả cao trong việc thực thi công vụ. Ngoài ra ngoại ngữ và tin học là công cụ rất quan trọng trong việc tiếp thu các phương thức quản lý điều hành tiên tiến, các thành tựu khoa học, các công nghệ hiện đại để từ đó
nghiên cứu áp dụng vào công cuộc cải cách nền hành chính Nhà nước nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức nói riêng.
Để làm được điều đó Nhà nước cần phải có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp cho từng đối tượng là CBCC, và mỗi CBCC cũng phải có ý thức tự học, tự tích lũy trong quá trình làm việc, không ngừng trau dồi để có trình độ ngoại ngữ, tin học nhất định phục vụ cho công tác, nhiệm vụ khi được phân công.
1.2.3.3 Tiêu chí về trình độ lý luận và hiểu biết thực tế
Cán bộ, công chức phải nhận thức, quán triệt sâu sắc về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức về con đường CNXH của nước ta, từ đó trau dồi quyết tâm và nhiệt tình cách mạng trong công tác và công hiến, xây dựng Tổ quốc XHCN. Nhận thức, quán triệt sâu sắc về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin vững vàng CBCCHC Nhà nước, có kiến thức và hiểu biết xã hội sâu sắc sẽ kiên định, quan điểm lập trường vững vàng, thái độ, trách nhiệm và nhiệt tình trong công tác.
Giữa lý luận và thực tiển phải biết kết hợp, vận dụng linh hoạt, phù hợp với pháp luật. Phải biết phân tích, nhận xét bản chất của sự việc từ đó đề ra các giải pháp