6. Kết cấu của đề tài
3.3.7 Tăng cường công tác luân phiên, luân chuyển
Thực hiện công tác luân phiên, luân chuyển công việc của công chức là biện pháp quan trọng nhằm để rèn luyện, bồi dưỡng công chức có điều kiện để tiếp cận và thông thạo nhiều lĩnh vực công việc ở nhiều vị trí khác nhau, có năng lực thực tiễn để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Công tác này khắc phục tình trạng công chức do giữ cương vị lãnh đạo hoặc quản lý một công việc ở một đơn vị quá lâu dẫn đến thoả mãn, bảo thủ, trì trệ, thiếu sự chủ động, sáng tạo và đổi mới để nâng cao chất lượng công việc.
Luân phiên, luân chuyển còn có tác dụng kiểm soát công việc lẫn nhau, người làm việc sau kiểm tra công việc của người trước đó, góp phần ngăn chặn hành vi tiêu cực và tăng cường ý thức kỷ luật công tác của mỗi công chức ngành Thuế.
Công tác luân phiên, luân chuyển công chức phải được bảo đảm theo những nguyên tắc sau:
- Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển đội ngũ công chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
- Luân phiên công việc, luân chuyển công chức là chế độ bắt buộc đối với mỗi công chức ngành Thuế thuộc đối tượng luân phiên, luân chuyển.
- Công tác luân phiên, luân chuyển công chức phải được thực hiện công tâm, khách quan, khoa học và hợp lý, chống biểu hiện bè phái hoặc xuất phát từ ý đồ cá nhân để loại trừ, đẩy người trung thực, thẳng thắn, người có năng lực nhưng không hợp với mình đi nơi khác, đồng thời tránh tư tưởng ngại khó, ngại khổ, ngại va chạm của công chức, kể cả công chức lãnh đạo.
- Có thể xem xét đối với một số trường hợp cụ thể như: Tạm thời chưa điều động đối với những công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật; những công chức đang bị khởi tố điều tra hoặc có liên quan đang bị thanh tra, kiểm tra; những công chức mắc bệnh hiểm nghèo theo danh mục của Bộ Y tế.
- Công chức được điều động, luân phiên, luân chuyển phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định điều động của thủ trưởng đơn vị hoặc của người có thẩm quyền.
- Việc luân phiên, luân chuyển công việc của công chức phải tuân theo đúng các quy định của pháp luật. Trước khi quyết định luân phiên, luân chuyển công chức, thủ trưởng đơn vị phải trao đổi với công chức, bàn bạc với cấp uỷ, chính quyền cơ sở nơi công chức đi và đến.
- Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp quyết định việc luân phiên, luân chuyển công việc của công chức thuộc thẩm quyền quản lý và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Đối tượng luân phiên:
Là những công chức chuyên môn nghiệp vụ ( không giữ chức vụ lãnh đạo) đang công tác tại những vị trí thuộc diện phải định kỳ chuyển đổi theo qui định hiện hành. Đối với những vị trí công tác cần có nhiều kinh nghiệm, năm vững chuyên sâu về nghiệp vụ như cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế, trả lời chính sách thuế thì có thể kéo dài thời hạn luân phiên vị trí công tác.
Phạm vi luân phiên:
Đối với công chức lãnh đạo là cấp phó các cấp luân phiên công việc, lãnh vực phụ trách để giúp việc cấp trưởng các cấp tại cùng đơn vị hoặc có thể điều động luân phiên sang đơn vị cùng cấp.
Đối với cán bộ thực hiện luân phiên công tác theo qui định của đơn vị.
Thời hạn luân phiên:
Tùy theo tình hình thực tế của đơn vị, thời hạn luân phiên của công chức giữ một vị trí công tác hoặc đảm nhận phụ trách một lĩnh vực công việc là không quá từ 3 đến 5 năm phải được luân phiên sang lĩnh vực mới, công việc mới, địa bàn quản lý mới.
Đối tượng luân chuyển:
Là công chức lãnh đạo trong qui hoạch; đối tượng phải luân phiên là những công chức không trong qui hoạch và công chức chuyên môn nghiệp vụ mà công việc không thuộc diện phải chuyển đổi vị trí công tác định kỳ
Phạm vi luân chuyển:
- Mỗi công chức được quy hoạch để bổ nhiệm mới hoặc bổ nhiệm chức vụ cao hơn trong ngành Thuế, ít nhất phải luân chuyển qua 02 vị trí công tác khác nhau hoặc luân phiên qua 02 vị trí công việc khác nhau trước khi quyết định bổ nhiệm. Ưu tiên xem xét bổ nhiệm các công chức đã luân chuyển được nhiều vị trí công việc, vị trí lãnh đạo.
- Đối với công chức quy hoạch để bổ nhiệm chức vụ cho các chức danh đều phải luân chuyển hoặc luân phiên chức vụ các theo chức danh thấp hơn liền kề chức danh được bổ nhiệm (ví dụ: Bổ nhiệm trưởng phòng phải là phó phòng; bổ nhiệm Cục phó phải là trưởng phòng hoặc chi cục trưởng). Trường hợp đặc biệt do cấp trên thẩm quyền quyết định.
Thời gian luân chuyển:
Thời gian luân chuyển tủy theo tình hình thực tế của các đơn vị ( từ 02 – 05 năm) đối với mỗi vị trí công tác. Trường hợp đặc biệt do thủ trưởng có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Thực hiện tốt công tác này góp phần nâng cao công tác quản lý, chất lượng công chức toàn ngành.