6. Kết cấu của đề tài
1.3.1 Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính Nhà nước
Đội ngũ CBCC là chiếc cầu nối giữa đường lối của Đảng, chính sách phát luật của Nhà nước đến với Nhân dân và thông qua đội ngũ này những phản ánh của Nhân dân sẽ được tiếp thu. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng, cán bộ là giây chuyền của bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân, “là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”. Như vậy, người CBCC có vị trí chủ thể trong sự nghiệp cách mạng. Vị trí lãnh đạo, vị trí chủ thể của CBCC do Đảng, Nhà nước, đoàn thể phân công, và quyền lực của CBCC cũng như nhiệm vụ của người CBCC là do nhân dân giao phó.
Hồ Chí Minh cũng khẳng định: cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muốn việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém. Với ý nghĩa như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng vai trò người cán bộ là lực lượng tinh tuý nhất của xã hội, có vị trí vừa tiên phong vừa là trung tâm của xã hội và có vai trò cực kỳ quan trọng của hệ thống chính trị nước ta.
Trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, đội ngũ CBCCHC Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, là lực lượng nòng cốt, lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Vai trò đó thể hiện khái quát như sau:
Thứ nhất: Cán bộ, công chức hành chính Nhà nước là lực lượng nòng cốt trong hệ thống chính trị, có nhiệm vụ hoạch định các chính sách, đưa các chính sách và thực hiện đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước trở thành thực tiễn, tiếp thu nguyện vọng của nhân dân, nắm bắt những yêu cầu thực tiễn của cuộc sống để phản ánh kịp thời với cấp trên, giúp Đảng và Nhà nước đề ra được những chủ trương chính sách sát với thực tiễn.
Thứ hai: Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính Nhà nước là nguồn nhân lực quan trọng có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, là một trong những nguồn lực quan trọng trong việc thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Thứ ba: Đội ngũ CBCC HCNN là đội ngũ chủ yếu trực tiếp tham gia xây dựng đường lối đổi mới kinh tế của đất nước, hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức quản lý Nhà nước và kiểm tra. Đội ngũ công chức cán bộ, hành chính Nhà nước là những người trực tiếp tạo môi trường, điều kiện về sử dụng công cụ kinh tế, thực lực kinh tế để tác động, quản lý, điều tiết nền kinh tế thị trường.
Thực hiện xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN của nước ta hiện nay và trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính Nhà nước càng trở nên quan trọng, bởi các lý do sau đây:
- Khi nền kinh tế - xã hôi (KT-XH) phát triển đồng thời mở của hội nhập với khu vực và quốc tế, sự cạnh tranh quyết liệt, bình đẳng đòi hỏi Nhà nước cần có nhiều phương án, quyết định trong quản lý một cách kịp thời, tối ưu phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
- Trong thực tiễn hiện nay đòi hỏi trong công tác quản lý, điều hành phải có các quyết sách đúng đắn. Những quyết định đúng đắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đất nước, các quyết định sai lầm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng làm mất trật tự an ninh xã hội, thậm chí làm cho sự phát triển chệch hướng theo mục tiêu đề ra. Do đó, đối với CBCC HCNN cần phải có trách nhiệm cao về chất lượng, về tính khoa học trong các quyết định quản lý.
- Sự tăng nhanh khối lượng tri thức và độ phức tạp của cơ cấu tri thức, trong đó có tri thức kinh tế và quản lý kinh tế hiện đại, đặc biệt sự xuất hiện của hệ thống thông tin mới,
gồm cả thông tin quản lý đã và đang được mở rộng, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức hành chính Nhà nước phải có khả năng, trình độ để xử lý thông tin.
- Hệ thống quản lý và điều hành của bộ máy Nhà nước phải đổi mới để phù hợp với cơ chế thị trường và theo đó đội ngũ cán bộ, công chức hành chính Nhà nước cũng cần phải đổi mới về kiến thức, nghiệp vụ, kĩ năng quản lý và nâng cao trách nhiệm của mình.