6. Kết cấu của đề tài
2.6.3.2 Phân tích nhóm nhân tố chủ yếu tác động đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ
đội ngũ cán bộ công chức ngành thuế tại Thừa Thiên Huế
Để đánh giá về chất lượng của cán bộ công chức ngành thuế, trong khảo sát hiện trường sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến có 5 mức được đưa ra, từ rất kém đến rất tốt.
Bảng 2.7: Đánh giá về chất lượng công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế
Chỉ tiêu Tỷ lệ % số cán bộ được phỏng vấn phân bố vào các ý kiến
Tổng cộng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng ưu Kém bình thường tốt rất tốt 1.Trình độ lý luận 0% 42% 55% 3% 100% 3.6 0.5 4
2.Trình độ chuyên môn
nghiệp vụ 0% 20% 73% 7% 100% 3.9 0.5 3 3.Kỹ năng giao tiếp 0% 12% 75% 13% 100% 4.0 0.5 2 4.Kỹ năng vận dụng 0% 8% 86% 6% 100% 4.0 0.4 1 5.Kinh nghiệm 1% 15% 75% 9% 100% 3.9 0.5 2 6.Kỹ năng thụ lý xử lý 0% 17% 75% 8% 100% 3.9 0.5 2
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát hiện trường trên SPSS
Bảng trên đây trình bày kết quả khảo sát trên 141 đối tượng là cán bộ công chức ngành thuế tại các đơn vị của Cục thuế. Kết quả cho thấy, tại cột xếp hạng ưu tiên, thì chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ngành thuế được xếp hạng cao nhất (số 1) là kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết công việc thường ngày, với 86% ý kiến được cho là tốt. Kế đến là kỹ năng thụ lý và xử lý công việc, kinh nghiệm và kỹ năng giao tiếp đều được xếp hạng thứ 2 với tỷ lệ số người được phỏng vấn lên đến 75%. Những vấn đề khác còn chưa được đánh giá cao về chất lượng trong đội ngũ cán bộ công chức ngành thuế chính là ở các yếu tố trình độ chuyên môn nghiệp vụ (xếp hạng thứ 3 với 73% số người được phỏng vấn) và trình độ lý luận (xếp hạng 4 với 55% số người được phỏng vấn). Điều này cho thấy, trong tương lai, các chương trình bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ công chức ngành thuế cần chú ý đến yếu tố về trình độ lý luận cũng như các chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của các bộ công chức thuế tại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.8: Tổng hợp ý kiến nâng cao chất lượng công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế
STT Các ý kiến Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Xếp Hạng Không cần thiết Ko ý kiến Cần thiết Tổng Mean Std. Deviation 1 Đổi mới công tác tuyuển dụng 4 8% 11% 81% 100% 3.97 0.87 2 Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng 2 3% 4% 93% 100% 4.22 0.66 3 Điều chỉnh cơ cấu cán bộ trong ngành 3 1% 17% 83% 100% 3.98 0.60 4 Đổi mới phương thức đánh giá 3 1% 17% 83% 100% 3.90 0.72 5 Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ 3 3% 14% 83% 100% 4.00 0.68 6 Tăng cường công tác luân phiên luân chuyển 5 8% 20% 72% 100% 3.79 0.80 7
tăng cường công tác kiểm tra giám sát và
thực thi công vụ 3 4% 15% 81% 100% 3.96 0.69 8 Nâng cao đạo đức công vụ 2 1% 5% 93% 100% 4.38 0.65 9 Cải cách tiền lương 1 1% 3% 96% 100% 4.57 0.59 10 Có chính sách thu hút nhân tài 2 1% 5% 93% 100% 4.48 0.66
Phân tích bảng: nhìn vào bảng trên ta thấy đại đa số các biện pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức đều được xem là cần thiết. Yếu tố được xếp hạng quan trọng nhất đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ngành thuế trước hết phải kể đến vấn đề cải cách tiền lương. Bởi 96% số người được hỏi đã chỉ rõ vấn đề cải cách tiền lương là cần thiết. Kế đến là vấn đề có liên quan đến chính sách thu hút nhân tài, nâng cao đạo đức công vụ và đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng có tỷ lệ người được phỏng vấn lên đến 93% số người được hỏi. Và nếu xét theo tỷ lệ % phân bố ý kiến này thì đây là ưu tiên số 2. Những biện pháp còn lại như xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, đổi mới phương thức đánh giá và điều chỉnh cơ cấu cán bộ trong ngành được xếp hạng thứ 3 với 83% số người được phỏng vấn cho là cần thiết. Tiếp đến là biện pháp tăng cường công tác kiểm tra giám sát và thực thi công vụ, đổi mới công tác tuyển dụng xếp hạng 4 với 81% số người cho là cần thiết khi được phỏng vấn. Biện pháp tăng cường luân phiên luân chuyển không được đánh giá cao xếp hạng 5 với 72% số người được phỏng vấn. Biện pháp này trong thực tế chưa mang lại hiệu quả như mục tiêu đề ra cần có cách làm công khai minh bạch hơn.
Qua bảng tổng hợp ý kiến về các biện pháp nâng cao chất lượng công chức ngành thuế tại Cục thuế Thừa Thiên Huế giúp chúng ta có thêm cơ sở để xác định các biện pháp cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành thuế nói chung.
Bảng 2.9: Ý kiến đánh giá về các tiêu chuẩn chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế
Đạo đức tác phong Số quan sát % số lượng cán bộ Số quan sát % tốt 135 98 thừa 3 2 bình thường 3 2 bình thường 51 37 Tổng 138 100 thiếu 84 61 Tổng 138 100
phân công công tác
Số quan
sát %
hợp lý 65 47 thu nhập từ lương Số quan sát %
được 71 51 tạm ổn 103 75 không tốt 2 1 thiếu 35 25 Tổng 138 100 Tổng 138 100 ngoại ngữ tin học Số quan sát % do tuoi Số quan sát % tốt 20 14 trẻ 18 13 bình thường 112 81 phù hợp 103 75
kém 6 4 già 17 12 Tổng 138 100 Tổng 138 100
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát hiện trường trên SPSS
Phân tích bảng: Qua bảng ý kiến đánh giá về các tiêu chuẩn chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế, ta có số liệu cụ thể như sau:
Về đạo đức tác phong: hầu hết công chức trong ngành được đánh giá tốt, xét theo tỷ lệ đạt 98%, ở mức bình thường chỉ có 2%.
Về số lượng cán bộ: hiện nay biên chế công chức ngành thuế còn thiếu so với tổng số biên chế được duyệt, đặc biệt là các Chi cục thuế vùng sâu, vùng xa, các Chi cục miền núi nên tỷ lệ đánh giá thiếu về số lượng cán bộ là 61%. Tỷ lệ nhận xét số lượng cán bộ bình thường là 37% và chỉ có 2% nhận xét thừa.
Về phân công công tác: 51% cho là được, 47% là hợp lý và 1% cho rằng không tốt.
Về thu nhập từ lương: mặc dù ngành thuế đã được Nhà nước quan tâm, có chính sách hỗ trợ thu nhập nhằm ổn định đời sống cho công chức trong toàn ngành, tuy nhiên để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành mức thu nhập từ lương hiện nay có đến 75% cho là ở mức bình thường, 25% cho là thiếu.
Về ngoại ngữ tin học: trong công tác cải cách, hiện đại hóa ngành thuế, ngành đã chú trọng đến việc đạo tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học cho cán bộ công chức. Tuy nhiên thực tế cho thấy để vận dụng kiến thức này vào thực tiễn công tác cần phải đồng thời thực hiện nhiều giải pháp ( như tăng cường cơ sở vật chất, đàu tư trang thiết bị hiện đại...) mà hiện nay ngành thuế chưa đáp ứng được nên tỷ lệ nhận xét ở lĩnh vực này mức bình thường lên đến 81%. Mức nhận xét tốt đạt tỷ lệ 14% và mức nhận xét kém là 4%.
Về độ tuổi: Trong những năm qua, ngành thuế được tăng cường lực lượng chủ yếu là thông qua công tác thi tuyển, nên một lực lượng lớn cán bộ trẻ có trình độ năng lực và sức khỏe tham gia phục vụ trong ngành, tỷ lệ nhận xét độ tuổi phù hợp là 75%, nhận xét có độ tuổi trẻ là 13% và nhận xét già là 12%.