Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành thuế từ thực tiễn cục thuế tỉnh thừa thiên huế (Trang 89 - 91)

6. Kết cấu của đề tài

3.3.2 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức

Công tác đào tạo, bồi dưỡng có tính chất quyết định trong việc xây dựng đội ngũ công chức theo hướng chính quy, hiện đại. Đồng thời phải coi đào tạo, bồi dưỡng công chức là nhiệm vụ, biện pháp cơ bản và thường xuyên nhằm tiêu chuẩn hoá và nâng cao năng lực và trình độ của công chức.

Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức thuế đảm bảo tính liên kết giữa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức mới với đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức năng, nhiệm vụ quản lý cho cán bộ, công chức thuế nhằm nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ ngành thuế. Cụ thể cần thực hiện một số nội dung sau:

- Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức thuế theo từng loại cán bộ công chức như: làm nhiệm vụ tham mưu; hoạch định chính sách; cán bộ, công chức các ngạch…

- Đổi mới nội dung, chương trình và phương thức đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích cán bộ, công chức tự học, tự bồi dưỡng dưới các hình thức như: (đơn vị bố trí thời gian, hỗ trợ kinh phí…). Tăng cường bồi dưỡng kỷ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức.

- Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC, giảm nội dung lý luận tăng cường các nội dung mang tính thực tiển, cập nhật đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến hoạt động của ngành thuế.

- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng để phù hợp với điều kiện, đặc điểm của cán bộ, công chức trong ngành; lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể từng năm, từng loại cán bộ, công chức theo quy hoạch: xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trong suốt quá trình công tác của công chức từ khi là công chức mới vào ngành, đào tạo cơ bản, đến bồi dưỡng nâng cao, chuyên sâu… để bảo đảm các chỉ tiêu đặt ra trong mục tiêu cụ thể.

- Xây dựng các hình thức đào tạo như đào tạo tập trung, đào tạo trong công việc…để tăng cường đòa tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế; qui định rõ cách thức đào tạo cho từng loại cán bộ, công chức: đào tạo kiến thức cơ bản về thuế cho cán bộ, công chức mới vào ngành; bồi dưỡng cơ bản về những kiến thức cơ bản cần thiết để công chức thực hiện công việc quản lý thuế được phân công; bồi dưỡng chuyên sâu theo từng chức năng quản lý cho cán bộ thuế nhằm trang bị kiến thức chuyên sâu, chuyên ngành, kỹ năng thành thạo và kinh nghiệm xử lý các vấn đề về thuế trong thực tiễn; đào tạo, bồi dưỡng mối khi có thay đổi về chính sách, qui trình quản lý…

- Bồi dưỡng thêm ngoại ngữ, tin học chuyên ngành, ngoại ngữ trình độ C trở lên cho công chức để đáp ứng yêu cầu quản lý. Bên cạnh đó, kết hợp với các khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên sâu quản lý thuế, kỹ năng quản lý đối với cán bộ lãnh đạo… Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo chuyên sâu tại các nước tiên tiến, mời các chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên sâu các chức năng quản lý thuế cho các chuyên gia, giảng viên kiêm chức, cán bộ trẻ có năng lực.

- Xây dựng Trường nghiệp vụ Thuế, đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ, công chức toàn ngành thuế. Đồng thời tăng cường bổ sung những cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm thực tiễn về trường làm công tác giảng dạy và điều động cán bộ giảng dạy của Trường đến các Cục Thuế để làm việc, học tập theo các nội dung chuyên đề để tích lũy kinh nghiệm thực tế; sau thời gian điều động sẽ quan trở lại Trường để đảm nhiệm công tác giảng dạy sẽ đảm bảo tính chuyên sâu, tính thực tiễn cao hơn.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành thuế từ thực tiễn cục thuế tỉnh thừa thiên huế (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w