6. Kết cấu của đề tài
2.3 Thực trạng đội ngũ công chức ngành thuế hiện nay
Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 được triển khai thực hiện trong bối cảnh có nhiều yếu tố thay đổi không thuận lợi. Ảnh hưởng tiêu cực của hai
cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế khu vực và toàn cầu, những thách thức khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) từ năm 2007, tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu, các loại dịch bệnh, thiên tai lớn liên tục sảy ra trong phạm vi cả nước, sự biến động bất lợi của giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới đã có những tác động lớn đến việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội của cả nước và công tác thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201/2004/QĐ-TTg ngày 6/12/2004.
Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, sự nỗ lực khắc phục khó khăn để phát triển sản xuất kinh doanh và nghiêm túc chấp hành pháp luật thuế của đại bộ phận các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thuế, sự nỗ lực phấn đấu của công chức ngành thuế, chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 đã cơ bản hoàn thành những mục tiêu chiến lược đề ra, trong đó có việc xây dựng được một đội ngũ công chức ngành thuế có chất lượng đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành, phục vụ cho chiến lược cải cách hệ thống thuế.
Việc tổ chức đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện kết quả thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại và kế thừa những yếu tố tích cực có ý nghĩa rất quan trọng để xây dựng và tổ chức thực hiện thành công cải cách hệ thống thuế trong giai đoạn tiếp theo.
Mặt tích cực:
Thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, công tác quản lý thuế bước đầu đã được hiện đại hóa cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy cơ quan thuế, đội ngũ cán bộ ứng dụng công nghệ thông tin, một bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, bao quát các nguồn thu, giảm thất thu thuế, góp phần bảo đảm thu đúng, thu đủ và thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách Nhà nước, đồng thời từng bước kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó thúc đẩy đầu tư, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng. Ý thức người nộp thuế nâng cao hơn, đối tượng nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Kết quả thực hiện đã hoàn thành các chương trình theo mục tiêu đề ra, trong đó chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành thuế phục vụ cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế.
Theo chương trình công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức thuế được tăng cường. Các chương trình khung về đào tạo công chức, giáo trình đào tạo kỹ năng cơ bản nghiệp vụ quản lý thuế được xây dựng và sử dụng thống nhất trong đào tạo công chức thuế các cấp. Cách thức đào tạo được thực hiện theo mô hình nhân rộng thông qua đào tạo tiểu giáo viên, liên kết đào tạo với các trường đại học, các cơ sở đào tạo của các bộ, ngành để đào tạo các kỹ năng khác như kỹ năng quản lý, lý luận chính trị, giao tiếp, ngoại ngữ, tin học..., mời chuyên gia nước ngoài vào giảng dạy hoặc cử cán bộ có trình độ ngoại ngữ tham gia các chương trình đào tạo tại nước ngoài.
Chất lượng đội ngũ công chức trong bộ máy cơ quan thuế các cấp đã từng bước nâng lên đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ được giao. Giai đoạn năm 2006-2010 đã đào tạo, bồi dưỡng 48.522 lượt công chức/năm với các chương trình: đào tạo lý luận chính trị, bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, bồi dưỡng tin học cơ bản và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế, đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài.
Bước đầu đã xây dựng và triển khai Đề án đánh giá chất lượng hiệu quả công tác quản lý thuế năm 2006, kết quả đánh giá được công khai trong toàn ngành thuế. Phối hợp với tổ chức tư vấn độc lập để bảo đảm tính khách quan trong việc đánh giá, kết quả đánh giá cụ thể theo từng mục tiêu, giải pháp..., kết quả này xem như là kỳ gốc của việc thực hiện chiến lược giai đoạn tiếp theo.
Mặt hạn chế:
Một số bộ phận trong hệ thống tổ chức của ngành chưa được xây dựng trên cơ sở quản lý thuế theo phương thức hiện đại. Cơ chế tuyển dụng cán bộ còn bất cập so với yêu cầu, việc tuyển dụng cán bộ chưa được tổ chức thường xuyên theo năm.
Nguồn nhân lực còn thiếu về số lượng, chất lượng còn hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ. Một bộ phận công chức quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực thi chính sách thuế, kỹ năng quản lý chuyên sâu còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thuế. Thái độ và phong cách ứng xử của công chức trong một số trường hợp còn chưa công tâm, khách quan giữa quyền lợi Nhà nước với quyền lợi của người nộp thuế, chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của người nộp thuế trong việc thực thi pháp luật thuế.
Mô hình và cơ chế đào tạo chưa được xác định rõ ràng, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức chủ yếu vẫn còn chú trọng về số lượng, chưa thật sự quan tâm đến chất
lượng, cơ sở vật chất, điều kiện cho công tác đào tạo tập trung còn hạn chế, hệ thống giáo trình, tài liệu đào tạo kỹ năng chuyên sâu quản lý thuế còn chậm so với yêu cầu. Đội ngũ giảng viên chủ yếu dựa vào giảng viên kiêm chức phải tập trung triển khai nhiều công việc chuyên môn nên việc tham gia vào công tác đào tạo còn hạn chế.
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, theo dõi đánh giá hoạt động của toàn ngành cũng như từng đơn vị chưa được xây dựng hoàn thiện. Hệ thống thông tin và phần mềm ứng dụng phục vụ đo lường kết quả hoạt động còn hạn chế.
Theo số liệu báo cáo đánh giá kết quả thực hiện cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, cụ thể bảng thống kê dưới đây:
Bảng 2. 1: Số lượng, trình độ đào tạo của cán bộ, công chức ngành thuế [6,tr.57]
STT CHỈ TIÊU ĐVT NGÀY(31/12/06) NGÀY(31/12/10)
1 Tổng số cán bộ, công chức người 39.872 39.834 2 Số CBCC ngạch cán sự thuế và tương đương trở lên người 35.683 38.350 3 Số CBCC có trình độ cao đẳng, đại học trở lên người 17.838 23.529
4 Số CBCC có trình độ đại học trở lên người 16.460 22.421
5 Tỷ lệ CCCB có trình độ cao đẳng, đại học trở lên/ tổng số CBCC
% 44,7 59,1
6 Tỷ lệ CCCB có trình độ cao đẳng, đại học trở lên/ tổng số CBCC giữ ngạch cán sự thuế và tương đương trở lên
% 50 61,4 7 Tỷ lệ CCCB có trình độ đại học trở lên/ tổng số CBCC % 41,3 56,3 8 Tỷ lệ CCCB có trình độ đại học trở lên/ tổng số CBCC giữ ngạch cán sự thuế và tương đương trở lên
% 46,1 58,5
Bảng 2.2: Báo cáo chất lượng công chức ngành thuế (tính đến 31/12/2012) [3] .
STT TỔNG SỐ CBCC: 40.496 NGƯỜI
CHÍA THEO NGẠCH CC SÔ NGƯỜI TỶ LỆ % GHI CHÚ
1 CVCC và TĐ 8 0.019
2 CVC và TĐ 1.830 4.5
4 CS và TĐ 17.017 42.02
5 Còn lại 1.188 2.93
CHIA THEO TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CHUYÊN MÔN 1 Tiến sĩ 9 0.02 2 Thạc sĩ 611 1.5 3 Đại học 25.781 63.66 4 Cao đẳng 988 2.43 5 Trung cấp 12.268 30.29 6 Còn lại 839 2.07
CHIA THEO TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CHÍNH TRỊ
1 Cao cấp 1.403 3.46
2 Cử nhân 344 0.84
3 Trung cấp 10.493 25.91
CHIA THEO TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: TIN HỌC
1 Cao đẳng trở lên 1.489 3.67
2 Trung cấp 410 1.01
3 Chứng chỉ 33.443 82.58
CHIA THEO TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: NGOẠI NGỮ
1 Cao đẳng trở lên 391 0.96
2 Chứng chỉ 28.811 71.14
CHIA THEO TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: QLNN
1 Đại học trở lên 34 0.08
2 Chuyên viên cao cấp 115 0.28
3 Chuyên viên chính 3.719 9.18
4 Chuyên viên 18.327 45.25
CHIA THEO ĐỘ TUỔI
1 Dưới 30 tuổi 5.231 12.9 2 Từ 30 tuổi đến 50 tuổi 24.347 60.12 3 Trên 51 tuổi 10.918 26.96 THỐNG KÊ KHÁC 1 Sô lượng nữ 15.349 37.9 2 Đảng viên 24.552 60.62 3 Dân tộc ít người 1.767 4.36