6. Kết cấu của đề tài
1.2.1.4 Khái niệm công vụ
Bộ máy QLHC Nhà nước chỉ có thể được thực hiện thông qua tác nghiệp công vụ của đội ngũ CBCCHC và chất lượng đội ngũ CBCCHC là cơ sở, điều kiện của chất lượng thực thi công vụ. Vì vậy, khi nghiên cứu nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCHC Nhà nước thì chúng ta cũng cần tìm hiểu khái niệm công vụ, “Công vụ là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước do cán bộ, công chức tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, nhân dân và xã hội”.
Hoạt động công vụ không chỉ đơn thuần mang tính quyền lực Nhà nước mà còn bao gồm cả hoạt động của các tổ chức do Nhà nước thành lập (được Nhà nước ủy quyền) để phục vụ các nhu cầu của nhân dân. Các hoạt động này đều do cán bộ, công chức nhân danh Nhà nước tiến hành. Ở các nước trên thế giới, khi đề cập đến công vụ, người ta ít nói đến yếu tố quyền lực Nhà nước mà thường chỉ nói đến công chức nhân danh pháp luật hoặc nhân danh Nhà nước mà thôi. Còn ở Việt Nam do đặc thù về thể chế chính trị nên hoạt động công vụ còn bao gồm cả hoạt động của cán bộ, công chức trong các cơ quan của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập. Để khẳng định tính đặc thù này, Điều 2 luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định hoạt động công vụ “là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của luật này và các quy định của luật khác có liên quan”. Cán bộ, công chức khi tham gia hoạt động công vụ phải tuân thủ các nghĩa vụ và có trách nhiệm thực hiện đúng quyền hạn được giao. Để đạt được điều đó, bên cạnh năng lực, trình độ, cán bộ công chức còn phải hội đủ và thường xuyên
rèn luyện phẩm chất đạo đức để bảo đảm các quy định về đạo đức công vụ, đặc biệt là trách nhiệm trong công vụ.