6. Kết cấu của đề tài
3.2 Phương hướng
Hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính theo định hướng chuẩn mực quốc tế, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức, đội ngũ công chức phấn đấu đưa Việt Nam thuộc nhóm hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng độ thuận lợi về thuế vào năm 2020. Thực hiện mục tiêu trên cần có những bước đi thích hợp, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Bên cạnh việc xây dựng nguồn nhân lực phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế: Song song việc xây dựng đội ngũ công chức thuế chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính thì đồng thời cần phải đổi mới về tổ chức bộ máy sao cho phù hợp với sự đổi mới phát triển của ngành thuế.
Về tổ chức bộ máy:
Xây dựng tổ chức bộ máy theo định hướng như sau:
- Xây dựng mô hình quản lý thuế theo chức năng kết hợp với quản lý theo nhóm đối tượng hợp lý, khoa học và có hiệu quả theo đó:
Tổng cục Thuế quản lý một số chức năng: nghiên cứu xây dựng chính sách; tổng hợp thông tin, phân tích đánh giá rủi ro để lập và giao kế hoạch thanh tra, kiểm tra, điều phối nguồn nhân lực thực hiện thanh tra, kiểm tra của toàn ngành..., trực tiếp quản lý những doanh nghiệp lớn đa ngành nghề, lĩnh vực và các lĩnh vực đặc thù hoạt động trên địa bàn toàn quốc, khu vực kinh tế đặc biệt, doanh nghiệp tập đoàn hoạt động ở nước ngoài cần có sự quản lý thống nhất;
Cục thuế thực hiện chức năng chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra công tác quản lý thuế trên địa bàn, trực tiếp quản lý các doanh nghiệp lớn theo phân cấp và các doanh nghiệp vừa trên địa bàn quản lý;
Chi cục thuế quản lý doanh nghiệp nhỏ và quản lý các sắc thuế điều tiết vào thu nhập của thể nhân.
- Xây dựng hệ thống pháp chế chuyên trách để nâng cao hiệu quả trong việc thực thi công vụ của ngành, đồng thời là để đại diện cho cơ quan thuế khi giải quyết các khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến việc thực thi công vụ của công chức thuế.
- Nghiên cứu, xây dựng bộ phận điều tra thuế và mối quan hệ giữa bộ phận điều tra thuế với cơ quan điều tra của các Bộ liên quan và cơ quan tư pháp.
- Nghiên cứu triển khai mô hình quản lý thuế thu nhập các nhân kết hợp với thu bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp.
- Đổi mới cơ chế ủy nhiệm thu gắn với việc sắp xếp lại các đội thuế phường, xã. Nghiên cứu các bộ phận chuyên trách quản lý theo dõi các đại lý thuế.
- Xây dựng Trường nghiệp vụ thuế thành Trường thuế Việt Nam chuyên sâu, chuyên nghiệp và hiện đại tiếp đến nâng cấp thành bậc cao đảng, đại học ở các giai đoạn tiếp theo.
Về nguồn nhân lực:
Xây dựng nguồn nhân lực theo định hướng sau:
- Thực hiện xây dựng và áp dụng phương pháp quản lý nguồn nhân lực hiện đại thông qua việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ công chức thuế theo từng lĩnh vực công tác, vị trí công việc; xây dựng tiêu chuẩn chất lượng đội ngũ cán bộ nguồn, cán bộ lãnh đạo; đổi mới phương thức đánh giá, phân loại cán bộ công chức hàng năm.
- Trong công tác tuyển dụng cán bộ cần đổi mới theo hướng phân loại cán bộ theo trình độ, chuyên ngành đào tạo để có cơ chế tuyển dụng phù hợp.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức. Tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức năng quản lý và đa dạng hóa các loại hình đào tạo cho công chức thuế.
- Tổ chức cơ cấu, phân bổ lại nguồn nhân lực theo địa bàn, theo chức năng quản lý, theo đối tượng quản lý và tăng cường công tác phân cấp quản lý cán bộ; luân phiên, luân chuyển cán bộ để đảm bảo hiệu quả, phù hợp hơn trong công tác.
- Thực hiện tốt việc phòng chống tham nhũng, lãng phí trong ngành thuế. Đây là chiến lược quốc gia, vì vậy cần được phổ biến sâu rộng đến từng cán bộ, công chức. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, phòng ngừa và ngăn chặn những hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu của công chức đối với người nộp thuế.
3.3 Những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành Thuế - từ Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế
Mục tiêu của chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 là xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: Thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao.
Như vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành thuế được xem là một trong 3 yếu tố mang tính quyết định. Để đạt được mục tiêu đề ra, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, cụ thể như sau: