5 Sản phẩm thay thế

Một phần của tài liệu giáo trình quản trị chiến lược (đại học kinh tế & qtkd thái nguyên) (Trang 33 - 34)

3. 3– Phân tích môi trờng nội bộ ngành

3.3.5 Sản phẩm thay thế

Đây là lực lợng cuối cùng trong mô hình của M. Porter ảnh hởng đến doanh nghiệp. Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thoả mãn cùng nhu cầu của ngời tiêu dùng. Tuy nhiên nó còn có nhiều đặc điểm khác biệt hơn hẳn sản phẩm bị thay thế. Đây là cơ hội và cũng là đe doạ đối với doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lợc hợp lý cho sản phẩm của mình. Ví dụ: Sự phát triển của ngành nớc giải khát có ga ảnh hởng rất lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm đồ uống truyền thống.

Nếu các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm của ngành là sẵn có thì khách hàng có thể chuyển sang các sản phẩm thay thế nếu doanh nghiệp đang tồn tại đặt giá cao hơn. Các yếu tố quyết định mối đe doạ của các sản phẩm thay thế đó là:

Giá và công dụng tơng đối của các sản phẩm thay thế

Nếu các sản phẩm thay thế mà sẵn có và công dụng tơng đơng ở cùng một mức giá thì mối đe doạ của các sản phẩm thay thế là rất mạnh.

Chi phí chuyển đối với khách hàng

Yếu tố này thể hiện ở lòng trung thành của khách hàng hoặc chi phí khi chuyển sang sử dụng sản phẩm khác. Ví dụ: Nếu ở Việt Nam đang sử dụng điện 220V mà doanh nghiệp lại đa ra sản phẩm sử dụng điện ở 110 thì khách hàng sẽ phải mua thêm thiết bị phụ trợ. Nếu thiết bị này đắt giá thì khách hàng không chuyển sang dùng sản phẩm thay thế mặc dù giá có rẻ hơn so với sản phẩm bị thay thế.

Khuynh hớng thay thế của khách hàng

Khách hàng rất không thích thay đổi thói quen vì sợ mất thời gian và công sức. Nếu khách hàng quen thuộc với hình ảnh một sản phẩm sẽ khó thay đổi việc sử dụng sản phẩm đó thay cho sản phẩm thay thế.

Một phần của tài liệu giáo trình quản trị chiến lược (đại học kinh tế & qtkd thái nguyên) (Trang 33 - 34)