Những sai phạm, tồn tại chính của TCTD được phát hiện qua hoạt động Thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 39 - 42)

hoạt động Thanh tra, kiểm tra 2011

2.1.2.1. Về quản trị điều hành

Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu trên, công tác quản trị, điều hành tại một số TCTD còn nhiều tồn tại, hiệu quả thấp: việc ban hành chính sách,

quy định nội bộ còn thiếu, chưa phù hợp với thực tiễn và quy định của NHNN; sự phân cấp, quyền giữa các cấp lãnh đạo chưa phù hợp, vẫn xảy ra tình trạng chồng chéo trong điều hành và tác nghiệp giữa các bộ phận, giữa cấp quản lý và cấp điều hành; chưa cân đối được giữa nguồn lực, khả năng quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro Thanh khoản, rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường với quy mô và mạng lưới hoạt động; Chính sách khen thưởng, kỷ luật và giao chỉ tiêu kế hoạch chưa sát với thực tế cơ sở và chưa đi kèm công tác kiểm tra, kiểm soát đúng mức…

2.1.1.2. Về hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ của TCTD

Mặc dù các TCTD đã triển khai thực hiện quyết định số 37/2006/QĐ- NHNN ngày 01/8/2006 của Thống đốc về Quy chế kiểm toán nội bộ của TCTD và Quyết định số 36/2006/QĐ_NHNN ngày 01/8/2006. Tuy nhiên, công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ còn nhiều tồn tại, yếu kém: như mội trường kiểm soát còn nhiều yếu tố không thuận lợi cho công tác kiểm soát nội bộ; hệ thống cập nhật, theo dõi, chiết xuất thông tin, những vấn đề tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi về quản lý và xử lý rủi ro; hoạt động kiểm toán nội bộ chưa kiểm toán được hết các mặt hoạt động có độ rủi ro cao, những đơn vị có nợ xấu cao; trình độ chuyên môn của cán bộ kiểm toán còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc; quy trình, quy chế, quy định nội bộ của Ngân hàng vẫn còn một số chưa cập nhật, ban hành, sửa đổi kịp thời, Thành viên ban kiểm soát chuyên trách còn kiêm nhiệm các công việc chuyên môn nghiệp vụ không đảm bảo tính độc lập, phân tách chức năng, nhiệm vụ để quản lý, kiểm soát rủi ro, thành phần Ban xử lý rủi ro chưa phù hợp với quy định của Ngân hàng nhà nước.

2.1.1.3. Ý thức tuân thủ của các TCTD

- Thực hiện quy định về trần lãi suất: Tình trạng các TCTD trong nước vi phạm quy định về trần lãi suất huy động 14%/năm diễn ra khá phổ biến và các TCTD chỉ thực sự tuân thủ và chấp hành nghiêm trần lãi suất huy động VNĐ,

USD sau khi Thống đốc NHNN đã ban hành chỉ thị số 02/2011/CT-NHNN ngày 07/9/2011. Ngân hàng nhà nước đã Thanh, kiểm tra và xử lý một số Ngân hàng thương mại có vi phạm trần lãi suất huy động vốn 14%/năm bằng VND và yêu cầu Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc xử lý nghiêm các chi nhánh có vi phạm.

- Vấn đề tăng trưởng tín dụng: Hầu hết khối TCTD trong nước có mức tăng trưởng tín dụng dưới 20% theo quy định, ngoài trừ một số NHTM CP đã sử dụng những hình thức kinh doanh vốn, hình thực hạch toán nhằm tránh bị khống chế về tốc độ tăng trưởng tín dụng, như thông qua hoạt động ủy thác và nhận ủy thác, sử dụng tài khoản phải thu…Riêng khối nước ngoài, số lượng các đơn vị vi phạm tương đối cao là những đơn vị mới thành lập, dư nợ cho vay thấp hơn vốn điều lệ, hoặc những đơn vụ mới được chấp thuận tăng vốn điều lệ, vốn được cấp cho vay các dự án trọng điểm, hợp đồng tín dụng kí trước thời điểm Chỉ thị 01, ảnh hưởng do chuyển đổi tỷ giá…Các đơn vụ bị vượt đã có văn bản báo cáo, giải trình Ngân hàng Nhà nước.

- Đối với hoạt động cấp tín dụng, tồn tại sai phạm trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tập trung vào vi phạm về nguyên tắc vay vốn, điều kiện vay vốn, về hồ sơ vay vốn, về thẩm định và quyết định cho vay, về kiểm tra, giám sát việc vay vốn; phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; điều kiện, nguyên tắc bảo lãnh; quản lý tín dụng trực tuyến còn ở mức thấp; quản lý hạn mức tín dụng chưa chặt chẽ.

- Về hình thức huy động vốn, kết quả Thanh tra cho thấy các công ty tài chính đã vì phạm quy định về huy động vốn không kỳ hạn bằng việc huy động vốn dưới hình thức nhận ủy thác quản lý dòng tiền.

2.1.2.4 Chất lượng tín dụng

Việc tập trung cấp tín dụng cho một số ít khách hàng và nhóm khách hàng có mức độ rủi ro lớn; tập trung cấp tín dụng rất lớn liên quan đến bất động sản

(dư nợ cấp tín dụng có tài sản bảo đảm là bất động sản chiếm tới 53% tổng dư nợ cấp tín dụng); cấp tín dụng cho một số khách hàng, nhóm khách hàng với dư nợ lớn, tình hình hoạt động xấu; cấp tín dụng khá lớn cho nhiều khách hàng có tình hình tài chính không lành mạnh (thua lỗ, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu lớn,…) gây rủi ro lớn cho các TCTD trong nước.

Theo báo cáo của các TCTD, đến cuối tháng 10/2011, nợ xấu của toàn hệ thống là 85.300 tỷ đồng, chiếm 3,39% tổng dư nợ cho nền kinh tế (cuối năm 2010 chỉ ở mức 2,19%). Xu hướng nợ xấu tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm 2011 ngoài nguyên nhân chủ quan là do một số TCTD chất lượng công tác thẩm định chưa cao, tài sản thế chấp không bảo đảm tính pháp lý, giá trị phát mại chuyển nhượng thấp; đạo đức, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng suy giảm, còn có nguyên nhân khách quan là do nền kinh tế khó khăn, lạm phát tăng, lãi suất cho vay cao làm tăng chi phí sản xuất và ảnh hưởng khả năng trả nợ của khách hàng; khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, bị chiếm dụng vốn, làm ăn không hiệu quả, đầu tư sai mục đích; các TCTD, chi nhánh ngân hàng nhà nước bị giới hạn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng

Một phần của tài liệu hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 39 - 42)