Hạn chế của hoạt động Thanh tra, giám sát đối với các TCTD tại Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 53 - 57)

Việt Nam hiện nay

2.3.2.1 Hạn chế của hoạt động Thanh tra Ngân hàng

Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng hoạt động Thanh tra tại chỗ vẫn còn không ít hạn chế:

Thứ nhất, khả năng phát hiện, cảnh bảo sớm, phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro trong hoạt động Thanh tra tại chỗ còn khiêm tốn. Hoạt động Thanh tra tại chỗ chủ yếu tập trung phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, các rủi ro đã xảy ra trong thực tế như vi phạm quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn cho vay đối với một khách hàng, tỷ lệ khả năng chi trả...), thất thoát tài sản, kinh doanh thua lỗ. Điển hình các vụ: Epco- Minh Phụng, Tamexco, Ngọc Thảo...(1997-1999), kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (cuối năm 2004), các vụ tham ô chiếm đoạt tài sản của ngân hàng năm 2007...

Thứ hai, phương pháp Thanh tra tuân thủ ngày càng tỏ ra kém hiệu quả so với yêu cầu giám sát an toàn hoạt động TCTD trong điều kiện mới. Cho đến nay, Thanh tra tại chỗ vẫn chủ yếu được thực hiện dựa trên phương pháp Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật của đối tượng Thanh tra (tức Thanh tra tuân thủ), kết luận việc tuân thủ pháp luật của TCTD và tập trung vào các vấn đề vụ

việc. Trong khi đó, bản chất của hoạt động ngân hàng là luôn gắn liền với rủi ro. Mặt khác, các TCTD ngày nay đang phát triển rất nhanh về quy mô, phạm vi, mức độ phức tạp và đa dạng của dịch vụ ngân hàng với sự hỗ trợ của công nghiệp thông tin, viễn thông tiên tiến nhưng lại có nhiều rủi ro tiềm ẩn đi kèm. Nhiệm vụ của cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là bằng phương pháp nghiệp vụ phải phát hiện, ngăn chặn và phát hiện kịp thời các rủi ro để tránh đổ vỡ, gây mất an toàn hệ thống. Tuy nhiên, phương pháp Thanh tra tuân thủ như hiện nay không thể giúp Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện được yêu cầu này, không có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa hữu hiệu những rủi ro phát sinh trong điều kiện mới. Điều này chỉ có thể giải quyết được khi thực hiện phương pháp Thanh tra tuân thủ kết hợp với Thanh tra trên cơ sở rủi ro.

Thứ ba, phương pháp Thanh tra tuân thủ hiện nay chưa giúp Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đánh giá được tổng thế rủi ro của từng TCTD trong toàn hệ thống TCTD. TCTD luôn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro trong quá trình hoạt động, ở tất cả các khâu, các lĩnh vực. Một TCTD được đánh giá tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật nhưng không có nghĩa là không phải đương đầu với rủi ro; nếu TCTD không có khả năng nhận biết, phát hiện đo lường và có biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả thì vẫn có thể bị đổ vỡ khi rủi ro xuất hiện.

Thanh tra ngân hàng chưa lập được báo cáo giám sát CAMELS (đánh giá, xếp loại TCTD theo mức độ rủi ro). Đến nay, NHNN mới chỉ ban hành được các quy định về đánh giá, xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần và quỹ tín dụng nhân dân (Quyết định số 400/2004/QĐ-NHNN ngày 16/4/2004 của Thống đốc NHNN ban hành Quy định về việc xếp loại các ngân hàng thương mại cổ phần; Quyết định số 14/2000/QĐ-NHNN ngày 19/4/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế xếp loại Quỹ tín dụng nhân dân). Việc xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần, quỹ tín dụng nhân dân đã đề cập 5 tiêu chí (C, A, M ,E , L) của CAMEL (chưa có tiêu chí S ). Tuy nhiên, việc đánh giá, xếp loại theo các tiêu chí

này đối với Ngân hàng thương mại cổ phần và quỹ tín dụng nhân dân vẫn chưa theo chuẩn CAMELS của thông lệ quốc tế, do đánh giá, xếp loại các tiêu chí vẫn chủ yếu dựa vào chỉ số định lượng....

Thứ tư, việc triển khai Thanh tra trên cơ sở rủi ro tiến hành chậm và mới chỉ dừng ở phạm vi hẹp. Nguyên nhân là do những điều kiện cần thiết cho việc áp dụng Thanh tra trên cơ sở rủi ro chưa được bảo đảm, trong đó có trình độ nhân lực, khung pháp lý có liên quan và bản thân hạ tầng quản trị rủi ro của TCTD.

Thứ năm, hiện công tác Thanh tra còn thiếu rất nhiều những quy định mang tính chuyên môn sâu như: Quy trình Thanh tra chuyên ngành ngân hàng; quy trình giám sát rủi ro tài chính đối với các TCTD riêng lẻ; quy trình đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản lý rủi ro, tính hình tài chính và hoạt động của các TCTD riêng lẻ; quy trình Thanh tra trong môi trường tin học...Thực tế gây nên những khó khăn cho cán bộ làm công tác Thanh tra trong việc đưa ra đánh giá, nhận định một cách chính xác và nhất quán về đối tượng Thanh tra. Điều này, làm giảm hiệu quả, hiệu lực của công tác Thanh tra.

2.3.2.2. Hạn chế của công tác giám sát từ xa:

- Thực hiện công việc giám sát từ xa cho đến nay, về cơ bản quy trình và nội dung nghiệp vụ không khác gì so với những năm trước. Báo cáo giám sát được lập hàng tháng theo khối ngân hàng chưa thực sự phản ánh được các dấu hiệu cảnh báo, chưa giải quyết được nhu cầu trao đổi thông tin 2 chiều giữa các phòng giám sát và các phòng Thanh tra tại chỗ và yêu cầu xử lý liên kết số liệu, chưa hỗ trợ cho Thanh tra tại chỗ trong việc xác định trọng tâm, trọng điểm Thanh tra tại chỗ theo hướng tập trung vào khu vực nhiều rủi ro. Việc kết hợp phân tích định đính và định lượng chưa được coi trọng đã đến khả năng cảnh báo rủi ro về tổ chức, hoạt động, kiểm soát...không cao. Việc giám sát nặng về giám sát tại chỗ với các công việc cụ thể, chưa mang tính vĩ mô và bài bản. Tại chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố công tác giám sát từ xa chưa được quan tâm đúng mực, cán bộ

Thanh tra làm công tác giám sát từ xa chủ yếu là kiêm nhiệm. Mặt khác, việc các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố thực hiện giám sát từ xa đối với cả chi nhánh của TCTD trên một số các chỉ số (không áp dụng đối với chi nhánh TCTD) là không phù hợp.

- Chưa đáp ứng được các yêu cầu trong 25 nguyên tắc của Basel: Các nguyên tắc giám sát của Basel hiện nay đang được coi là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát ngân hàng của các quốc gia. Theo đánh giá của tổ chức CIDA trong khuôn khổ dự án hợp tác về cải cách ngân hàng Việt Nam thì hoạt động giám sát mới chỉ đáp ứng được 6/25 nguyên tắc của Basel, đó là: Đối với việc chuyển đổi sở hữu của NHTM (nguyên tắc 4); Các cuộc sáp nhập lớn của các NHTM (nguyên tắc 5); Tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu (nguyên tắc 6); Giới hạn tín dụng đối với khách hàng lớn (nguyên tắc 10); Rủi ro Thanh khoản (nguyên tắc 14) và Kiểm toán, kế toán nội bộ của NHTM (nguyên tắc 17).

-Về phần con người trực tiếp thực hiện công tác giám sát: Tuy rằng đa số đều có trình độ đại học và có kinh nghiệm trong công tác Thanh tra nhưng kỹ năng giám sát còn nhiều hạn chế và hằng năm chưa được bồi dưỡng thêm nghiệp vụ. Vì vậy, khả năng phân tích, đánh giá của cán bộ làm công tác giám sát hiện nay đa số còn yếu, chưa đáp ứng được kịp thời yêu cầu của công tác giám sát hiện nay.

- Thực tế hiện nay, hằng tháng, Thanh tra các chi nhánh có trách nhiệm thực hiện giám sát từ xa các chi nhánh của các NHTMNN, ngân hàng Chính sách xã hội và các loại ngân hàng khác có mở chi nhánh và toàn bộ QTDND cơ sở trên địa bàn. Cuối mỗi quý, trước ngày 15 của tháng đầu tiên của quý sau, Thanh tra chi nhánh phải làm báo cáo gửi Thanh tra trung ương. Về nguyên tắc, các chỉ tiêu giám sát chỉ áp dụng đối với các TCTD là pháp nhân (trụ sở chính), còn ở các chi nhánh của các TCTD thì các chỉ tiêu giám sát không nói lên được điều gì. Cho nên việc giám sát từ xa các Chi nhánh là một việc không nên làm, vì không mang

lại hiệu quả. Đối với các QTDND cơ sở, tuy là một pháp nhân độc lập, nhưng nếu thực hiện giám sát từng quỹ, với khối lượng hàng loạt các chỉ tiêu giám sát được in ra trên hàng chục loại mẫu biểu như hiện nay và với số lượng QTDND cơ sở ở một số chi nhánh lên tới 50-60 quỹ thì đây là một khối lượng công việc không nhỏ đối với các chi nhánh. Chính vì vây, công tác giám sát chỉ dừng lại ở mức “Cưỡi ngựa, xem hoa’’, phân tích, đánh giá và đưa ra các nhận xét một cách chung chung, thiếu tính cụ thể, mang tính báo cáo nhiều hơn là giám sát. Cho nên chất lượng và hiệu quả không cao, chưa có tác dụng trong việc ngăn ngừa và cảnh báo rủi ro.

Một phần của tài liệu hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 53 - 57)